Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle

Thương hiệu: Aristotle | Xem thêm các sản phẩm Triết Học của Aristotle
“Siêu Hình Học” là tác phẩm quan trọng bậc nhất của Aristotle, nền tảng của triết học về nguyên lý và nguyên cứ đầu tiên, thần học và minh triết phương Tây. “Siêu Hình Học” của Aristotle nghiên cứu th...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle

“Siêu Hình Học” là tác phẩm quan trọng bậc nhất của Aristotle, nền tảng của triết học về nguyên lý và nguyên cứ đầu tiên, thần học và minh triết phương Tây. “Siêu Hình Học” của Aristotle nghiên cứu thực tại và bản chất cuối cùng của sự vật và hiện tượng. Cuốn sách khám phá một loạt các vấn đề triết học, bao gồm bản chất của sự tồn tại, quan hệ nhân quả, tiềm năng và thực tế, hữu hình và vô hình, đặc biệt là Aristotle cung cấp phương pháp truy nguyên để đi tìm câu trả lời cho trí não tò mò của con người.

Aristotle lập luận rằng thực tại bao gồm các đối tượng vật chất và phi vật chất, chẳng hạn như ý niệm. Ông lấy xuất phát điểm từ những thế giới cảm thấy được và thế giới ý niệm của con người và đi truy tìm nguồn gốc của mọi thứ xung quanh ta. Ông khảo sát các phương pháp mà các triết gia trước và cùng thời với ông đã phát triển để từ đó nhận định ưu điểm và những điểm bất hợp lý trong kết luận của họ.

“Siêu hình học” cũng đề cập đến một số khái niệm quan trọng nhất như Essence (Tự tính) và Substance (Bản dạng), Genus (Nguyên thể), … mà Aristotle sử dụng để giải thích sự hình thành và biến dịch của sự vật.

Ngoài ra, Aristotle còn bàn về tiềm năng và thực tế, trong đó nói rằng mọi thứ đều có tiềm năng trở thành một thứ khác và tiềm năng này được hiện thực hóa thông qua sự biến dịch hướng tới một phiên bản tốt hơn của nó.

Nhìn chung, “Siêu hình học” là một sự khảo sát toàn diện về thực tại quanh ta và chúng ta có thể đóng góp cho nó theo cách nào. Nó cung cấp những hiểu biết quan trọng về quan điểm của Aristotle về thế giới và suy nghĩ của ông về các nguyên tắc cơ bản của sự tồn tại. Phương pháp luận được đúc rút trong “Siêu Hình Học” của Aristotle không chỉ hữu ích với những người nghiên cứu triết học mà còn hữu ích với các nhà chính trị, nhà lập pháp, nhà điều tra, nhà sáng tạo sản phẩm, nhà nghiên cứu văn hóa và xã hội… và bất cứ ai muốn luyện lối tư duy truy vấn về bản nguyên của sự vật và sự việc.

Khi đọc kỹ “Siêu Hình Học” và tách biệt tác phẩm khỏi lớp giải thích của Kito giáo, ta sẽ nhận ra sự tương đồng trong cách lý giải vạn vật của Aristotle và Dịch học của văn hóa Á Đông.

 

Mục lục

Book Hunter giới thiệu
Về Aristotle và văn bản Siêu hình học
Sự biên soạn và văn bản của Siêu hình học

QUYỂN ALPHA (I) – SIÊU HÌNH HỌC LÀ GÌ?
A 1. Trí Tri là môn khoa học quan tâm tới các nguyên cứ và nguyên lý
A 2. Trí Tri là khoa học linh thiêng
A 3. Bốn nguyên cứ: Tự tính, Vật chất, Biến dịch, Đích cuối. Những nhà tư tưởng ban đầu chỉ nhận diện được nguyên cứ vật chất: Homer, Hesiod, Thales, Anaximenes, Diogenes, Hippasus, Heraclitus, Empedocles, Anaxagoras, Parmenides, Hermotimus
A 4. Nguyên cứ Biến dịch: Hesiod, Empedocles, Anaxagoras, Leucippus, Democritus
A 5. Nguyên lý toán học là nguyên lý của vạn vật: Các tín đồ Pythagoras
A 6. Plato và Mẫu hình
A 7. Những nhà tư tưởng đầu tiên bị ghim chặt vào nguyên cứ vật chất và nguyên cứ biến dịch, nhưng không nắm được tự tính, dù Plato gần chạm được tới nó thông qua Mẫu hình, và ông ta cùng những người khác cũng khẽ chạm được tới nguyên cứ đích cuối. Không ai liệt kê được một nguyên cứ nào khác
A 8. Sai lầm của các nhà tự nhiên học, bao gồm việc chỉ nhận ra các nguyên tố vật chất cơ bản, mặc dù những thứ vô hình cũng là hiện thể, như những tín đồ Pythagoras nhận ra
A 9. Phê phán Plato và những người theo trường phái Plato
A 10. Những nhà tư tưởng đầu tiên chỉ mới chạm được một cách sơ sài tới bốn nguyên cứ và không ai tiến xa hơn. Cách thức hiểu rõ ràng về những nguyên cứ này

Quyển ALPHA NHỎ (II) – NGHIÊN CỨU THỰC TẠI
α 1. Nguyên cứ của hiện thể thường rõ ràng như hiện thể, nhưng tâm trí chúng ta bị che mờ
α 2. Ắt hẳn phải có một nguyên lý hoặc một nguyên cứ của hiện thể
α 3. Độc giả của Siêu hình học cần có sự chuẩn bị về học thuật tốt trước khi đọc

QUYỂN BETA (III) – NHỮNG KHÚC MẮC CHÍNH CỦA SIÊU HÌNH HỌC
B1. Danh sách 14 khúc mắc (K1-K14) về những nguyên lý và nguyên cứ cần được giải quyết
B 2. Thảo luận về K1-K5
B 3. Thảo luận về K6-K7
B 4. Thảo luận về K8-K11
B 5. Thảo luận về K14
B 6. Thảo luận về K14a và K12-K13

QUYỂN GAMMA (IV) – PHẠM VI CỦA SIÊU HÌNH HỌC
Γ 1. Khoa học về Hiện thể như nó là được giới thiệu và khác với các ngành khoa học cụ thể
Γ 2. Một cái gì đó được xem là hiện thể dưới nhiều cách thức, nhưng luôn quy chiếu về một thứ và một tự tính, khiến cho khoa học về nó khả thi. Những nhiệm vụ cho môn khoa học về hiện thể như nó là
Γ 3. Nắm bắt được về mặt lý thuyết điều các nhà toán học
gọi là tiên đề là một nhiệm vụ như vậy
Γ 4. Bảo vệ PNC trong 7 lập luận (L1-7)
Γ 5. Thảo luận về lập luận của Protagoras rằng con người là thước đo của vạn vật.
Γ 6. Thảo luận tiếp tục
Γ 7. Thảo luận về PEM
Γ 8. Thảo luận về quan điểm rằng không có gì đúng và quan điểm mọi thứ đều đúng

QUYỂN DELTA (V) – CÁC ĐỊNH NGHĨA
Δ 1. Khởi đầu
Δ 2. Nguyên cứ
Δ 3. Nguyên tố
Δ 4. Bản nhiên
Δ 5. Cần thiết
Δ 6. Một
Δ 7. Hiện thể
Δ 8. Bản dạng
Δ 9. Giống nhau
Δ 10. Đối ngẫu
Δ 11. Trước và Sau
Δ 12. Nội năng, Vô năng
Δ 13. Lượng tính
Δ 14. Phẩm tính
Δ 15. Tương quan
Δ 16. Hoàn hảo
Δ 17. Giới hạn
Δ 18. Kết quả từ một thứ
Δ 19. Sự bố trí
Δ 20. Sở hữu
Δ 21. Tình cảnh
Δ 22. Sự khiếm khuyết
Δ 23. Nắm giữ
Δ 24. Đến từ
Δ 25. Một phần
Δ 26. Toàn bộ
Δ 27. Hao hụt
Δ 28. Nguyên thể
Δ 29. Sai
Δ 30. Ngoại tính

QUYỂN EPSILON (VI) – SỰ PHÂN LOẠI CÁC MÔN KHOA HỌC
E 1. Ba triết học lý thuyết – toán học, bản nhiên học, và thần học – và sự khác biệt giữa những tự tính đóng vai trò
điểm khởi đầu của chúng
E 2. Hiện thể ngoại tính và tại sao lại không có môn khoa học cho nó. Điều gì xảy ra đối với phần lớn
E 3. Những điểm khởi đầu của hiện thể ngoại tính
E 4. Hiện thể ở nghĩa Sự thật

QUYỂN ZETA (VII) – BẢN DẠNG
Z 1. Bản dạng như là hiện thể nguyên thủy. Hiện thể là gì. Bản dạng là gì
Z 2. Có bản dạng nào khác ngoài những thứ cảm thấy được?
Z 3. Mô tả sơ lược về Bản dạng
Z 4. Truy tìm tự tính và định nghĩa trên phương diện logic-ngôn ngữ học
Z 5. Thảo luận về định nghĩa được tiếp tục
Z 6. Thảo luận về tự tính được tiếp tục: có phải mỗi thứ đều giống với tự tính của nó?
Z 7. Bản dạng trong các kết hợp vật chất-dạng thức
Z 8. Bản dạng trong các kết hợp vật chất-dạng thức (tiếp tục)
Z 9. Bản dạng trong các kết hợp vật chất-dạng thức (tiếp tục)
Z 10. Định nghĩa và tương quan của nó với dạng thức
Z 11. Dạng thức và các bộ phận của nó
Z 12. Tiếp tục định nghĩa
Z 13. Những thứ phổ quát có phải bản dạng?
Z 14. Mẫu hình của Plato có tách ra được khỏi bản dạng?
Z 15. Không định nghĩa hay chứng minh nào về cái cụ thể, tương tự đối với Mẫu hình của Plato
Z 16. Phần nhiều những thứ có vẻ là bản dạng – bộ phận của động vật, bốn nguyên tố – thực ra là tiềm năng
Z 17. Sự khởi đầu mới mẻ về bản dạng khi nhìn vào vai trò của nó như nguyên lý và nguyên cứ

QUYỂN ETA (VIII) – VẬT CHẤT VÀ DẠNG THỨC
H 1. Tóm lược Quyển Zeta
H 2. Bản dạng như sự kích hoạt của vật chất cảm thấy được
H 3. Bản dạng hỗn hợp và sự kích hoạt của chúng
H 4. Vật chất nền của bản dạng hỗn hợp
H 5. Vật chất nền của một thứ liên quan tới các trạng thái tương phản của nó ra sao
H 6. Điều gì khiến các định nghĩa hoặc một định nghĩa là một?

QUYỂN THETA (IX) – TIỀM NĂNG VÀ THỰC TẾ
Θ 1. Hiện thể tiềm năng (khả năng)
Θ 2. Khả năng lý trí và phi lý trí
Θ 3. Trường phái Magarians bàn về khả năng
Θ 4. Có thể và không thể
Θ 5. Khả năng và sự có được nó. Bàn thêm về khả năng lý trí
Θ 6. Hiện thể là một thực tế. Thực tế là gì
Θ 7. Khi một thứ cho trước có tiềm năng là một cái gì đó
Θ 8. Thực tế và tiềm năng, cái nào có trước?
Θ 9. Thực tế dễ đoán hơn so với tiềm năng. Thực tế và tiềm năng trong tri kiến và hiểu biết
Θ 10. Hiện thể thật và hiện thể giả. Trường hợp phi hợp chất. Hiểu biết và sai lầm

QUYỂN IOTA (X) – NHẤT NGUYÊN VÀ NHỮNG ĐẶC TÍNH TỔNG QUÁT KHÁC CỦA BẢN DẠNG
Iota 1. Về Một và Nhất nguyên
Iota 2. Bản dạng và bản nhiên của Nhất nguyên
Iota 3. Cái một và cái nhiều: giống, tương tự, khác biệt, đối ngẫu
Iota 4. Sự trái ngược
Iota 5. Khúc mắc về cách thức cái ngang bằng đối ngẫu với cái lớn và cái nhỏ
Iota 6. Khúc mắc về cách cái một đối ngẫu với cái nhiều
Iota 7. Trái ngược và trung độ
Iota 8. Tính khác biệt trong nguyên thể
Iota 9. Khúc mắc về tính khác biệt trong nguyên thể. Trường hợp giống cái và giống đực
Iota 10. Những thứ có khả năng biến mất và những thứ không có khả năng biến mất phải khác biệt về mặt nguyên thể

QUYỂN KAPPA (XI) – TÓM TẮT QUYỂN III, IV VÀ VI (CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA SIÊU HÌNH HỌC)
K 1. Ôn tập các khúc mắc trong quyển Beta: K1-K8
K 2. Thêm các khúc mắc khác: K9-K16
K 3. Ôn tập Gamma 1-2
K 4. Ôn tập một số phần Gamma 3
K 5. Ôn tập một số phần Gamma 3
K 6. Ôn tập một số phần Gamma 4 và 5
K 7. Ôn tập Epsilon 1
K 8. Ôn tập Epsilon 2-4
K 9. Tóm lược một số phần của Bản nhiên học (Physics) III
K 10. Tóm lược một số phần của Bản nhiên học (Physics) III (tiếp)
K 11. Tóm lược một số phần của Bản nhiên học (Physics) V
K 12. Tóm lược một số phần của Bản nhiên học (Physics) V (tiếp)

QUYỂN LAMBDA (XII) – BẢN DẠNG VÀ BẢN DẠNG ĐẶC BIỆT KHÔNG THỂ CẢM THẤY
Λ 1. Bản dạng và các biến dạng của nó: (1) cảm thấy được và có khả năng biến mất; (2) cảm thấy được và vĩnh cửu; (3) bất động
Λ 2. Vật chất và thay đổi. Thay đổi từ cái tiềm năng tới cái thực tế
Λ 3. Hiện thể và nguyên cứ của nó
Λ 4. Nguyên cứ và nguyên lý của những thứ khác biệt về một mặt thì khác biệt còn một mặt khác thì giống – dạng thức, vật chất, thiếu dạng thức, và nguyên cứ biến dịch từ ngoại tại
Λ 5. Bàn thêm về nguyên cứ và những điểm khởi đầu của bản dạng
Λ 6. Cần bản dạng bất động vĩnh cửu là thực tế của tự tính
Λ 7. Nguồn biến dịch bất động và cách thức nó dịch chuyển mọi vật
Λ 8. Số lượng các nguyên cứ biến dịch bất động cần để giải thích các hiện tượng thiên văn. Lý do có một vòm trời
Λ 9. Bản chất của hiểu biết linh thiêng
Λ 10. Mối quan hệ giữa hiểu biết linh thiêng và “bản nhiên của toàn thể”

QUYỂN MU (XIII) – ĐỐI TƯỢNG TOÁN HỌC, Ý NIỆM VÀ SỐ
M 1. Có phải các đối tượng toán học và Mẫu hình của Plato (hay Ý niệm) là các bản dạng không cảm thấy được? Chúng có phải nguyên cứ và nguyên lý của hiện thể?
M 2. Đối tượng toán học không thể tồn tại trong các vật cảm thấy được hoặc tách rời khỏi chúng
M 3. Cách thức các đối tượng toán học tồn tại
M 4. Nguồn gốc từ Socrates của lý thuyết Mẫu hình
M 5. Dạng thức đóng vai trò gì đối với các vật cảm thấy được. Tóm lược một phần Alpha 9
M 6. Hậu quả của việc xem các con số là tách rời khỏi bản dạng. Góc nhìn của tín đồ Pythagoras và trường phái Plato
M 7. Đơn vị và hậu quả cho quan điểm của Plato về việc khiến đơn vị có thể kết hợp hoặc không thể kết hợp
M 8. Quan điểm của Speusippus, Xenocrates và tín đồ Pythagoras. Các lập luận chống lại lý thuyết cho rằng các con số là các hiện thể nội tại tách rời
M 9. Thêm các lập luận tương tự như trên. Ý niệm với vai trò là nguyên cứ và nguyên lý của hiện thể, và ở khía cạnh phổ quát hay cụ thể
M 10. Liệu các nguyên tố và nguyên lý của bản dạng có tách rời ở khía cạnh mỗi bản dạng chúng phải như vậy? Tính khả tri khoa học về bản dạng là khúc mắc vĩ đại nhất. Đề xuất phương án giải quyết

QUYỂN NU (XIV) – NHỮNG PHÊ PHÁN KHÁC ĐỐI VỚI LÝ THUYẾT VỀ Ý NIỆM VÀ SỐ
N 1. Trái ngược không thể là các điểm khởi đầu. Hậu quả cho những ai coi Một là điểm khởi đầu cùng với một số trái ngược
N 2. Liệu những thứ vĩnh cửu có chứa các nguyên tố? Thêm các khó khăn khác cho những nhà tư tưởng xem cả cái một và cái gì đó khác là nguyên tố. Cách thức phi-hiện thể trở thành hiện thể, cách nó có thể là số nhiều
N 3. Sự tồn tại của các con số và đối tượng toán học
N 4. Bằng cách nào những nguyên tố và điểm khởi đầu toán học liên quan tới điều tốt và điều cao quý?
N 5. Bàn thêm về chủ đề này. Làm thế nào mà hiện thể lại có thể được xem là “đến từ” các con số? Những khúc khác liên quan
N 6. Bàn thêm về con số và điều tốt. Các tỷ lệ

Thông tin cơ bản của Sách

- Số trang: 552
- Khổ: 16x24cm
- Bìa: cứng
- Tác giả: Aristotle
- Dịch giả: Nguyễn Nguyên Hy & Lê Duy Nam
- Đơn vị xuất bản: NXB Đà Nẵng
- Đơn vị phát hành: Book Hunter
- Năm phát hành: 2022

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle
Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle
Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle
Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle
Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle
Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle
Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle
Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle
Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle
Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle
Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle
Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle
Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle
Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle
Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle
Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle
Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle
Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle
Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle
Sách - Siêu Hình Học (Metaphysics) – Aristotle

Giá TRUMP

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhCông ty TNHH Truyền Thông và Giáo Dục Lyceum
Dịch GiảNguyễn Nguyên Hy & Lê Duy Nam
Loại bìaBìa cứng
Số trang552
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Tổng hợp Đà Nẵng
SKU5248589241788
Liên kết: Nước hoa hồng sáng mịn chống lão hóa từ Hồng Sâm Yehwadam Heaven Grade Ginseng Rejuvenating Toner (155ml)