Sách Tính Chuyên Chế Của Chế Độ Nhân Tài: Lợi Ích Chung Sẽ Ra Sao? (Michael Sandel)

Thương hiệu: Michael Sandel | Xem thêm các sản phẩm Lý Luận Chính Trị của Michael Sandel
Cỗ máy sàng lọc “nhân tài” hoạt động hết công suất; thực trạng phân biệt đối xử giữa người giỏi – người bình thường ngày càng hiện rõ trong xã hội hiện đại. Liệu bạn có đang bị cuốn vào làn sóng này? ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách Tính Chuyên Chế Của Chế Độ Nhân Tài: Lợi Ích Chung Sẽ Ra Sao? (Michael Sandel)

Cỗ máy sàng lọc “nhân tài” hoạt động hết công suất; thực trạng phân biệt đối xử giữa người giỏi – người bình thường ngày càng hiện rõ trong xã hội hiện đại. Liệu bạn có đang bị cuốn vào làn sóng này? 

Bắt đầu từ câu chuyện của nước Mỹ hiện đại và “giấc mơ Mỹ” của bao người, Tính chuyên chế của chế độ nhân tài  đã khai phá góc nhìn rất khác về một khía cạnh trần trụi của xã hội Mỹ khi bất bình đẳng giàu nghèo trở nên ngày càng sâu sắc, xã hội phân hóa chưa từng thấy và bất kỳ mâu thuẫn nhỏ nào cũng có thể bùng phát thành cơn thịnh nộ. Khi nhìn rộng ra, có thể thấy đây cũng là thực trạng chung trong xã hội đa phần quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. 

Trong cuốn sách này, tác giả Michael Sandal cho rằng nguyên nhân sâu xa của thực trạng trên là do chế độ “trọng dụng”, “ưu ái” nhân tài mà ra. Khi chỉ những người tài năng, có những đóng góp nổi bật cho xã hội được ưu ái và gặt hái thành công, số đông bình thường còn lại sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, bị gạt ra ngoài lề. Khi tấm bằng đại học từ các trường danh giá là cơ hội đổi đời và nâng cao vị thế xã hội, người ta sẽ tìm mọi cách để kiếm được tấm bằng đó, kể cả với những phương thức bất chính. Lợi ích, tài năng cá nhân trở thành thứ quan trọng được ưu tiên hàng đầu, còn lợi ích chung chỉ là những lời sáo rỗng của các chính trị gia dân túy. Giấc mơ Mỹ giờ này càng trở nên xa vời với mọi người.

Hãy cùng tác giả đi tìm phương thuốc cho sự chia rẽ này.

VỀ TÁC GIẢ: 

  1. Michael Sandel (Trường Luật Harvard) là một triết gia chính trị, nổi tiếng với các bài giảng về Công lý. Các cuốn sách nổi tiếng của ông đã từng xuất bản ở Việt Nam, được rất nhiều độc giả đón đọc bao gồm: Phải, trái, đúng, sai, Tiền không mua được gì”. Sở trường của ông là diễn giải các vấn đề hàn lâm, phức tạp theo cách những người không chuyên có thể hiểu được. Các tác phẩm của ông thường xới lại những nhận thức chung tưởng như đã mặc định hiển nhiên đúng và đưa cho độc giả những góc nhìn đa chiều về các vấn đề xã hội.

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA

“Sâu sắc và đồng cảm, Sandel vạch trần một số lầm tưởng phổ biến nhất về thành công. Cuốn sách phải đọc đối với bất kỳ ai đang cố gắng hiểu được sự phẫn nộ của chủ nghĩa dân túy, và tại sao, đối với nhiều người, Giấc mơ Mỹ lại giống như một lời chế nhạo chứ không phải một lời hứa. Một cuốn sách quan trọng cho thời điểm này.”

Tara Westover, tác giả cuốn Được học

CÂU QUOTE HAY

“Trong khuôn khổ của một hệ thống vốn ưu ái bình đẳng về cơ hội hơn là bình đẳng về thành quả lao động, theo lẽ tất yếu, hệ thống giáo dục sẽ phải gánh trọng trách lớn lao… Và trong khi tình trạng bất bình đẳng cứ ngày một gia tăng, chúng ta lại ngày càng đòi hỏi nhiều hơn từ hệ thống giáo dục, với kỳ vọng rằng giáo dục sẽ chuộc hết mọi tội lỗi khác của xã hội.”

“Đến thập niên 2000, những người không có trong tay tấm bằng đại học không chỉ bị xem thường, tại Mỹ và Tây Âu, họ hầu như vắng mặt trong các bộ máy chính quyền.”

“Sự leo thang của văn hóa thi thố là minh chứng cho việc các trường đại học đã bị biến thành nơi huấn luyện cơ bản để sinh viên có thể cạnh tranh được trong chế độ nhân tài, là môi trường giáo dục để sinh viên học cách thể hiện bản thân sao cho đúng nhằm ứng tuyển thành công vào vị trí mong muốn.”

“Không có gì đáng ngạc nhiên khi họ không hạnh phúc. Nhưng khó khăn kinh tế không phải là nguồn cơn duy nhất của nỗi phiền muộn họ gặp phải. Thời đại trọng dụng nhân tài còn gây ra những thương tổn tiềm ẩn hơn đối với tầng lớp lao động: nó làm xói mòn phẩm giá công việc.”

TRÍCH ĐOẠN HAY

“Năm 2017, Emmanuel Macron, một chính trị gia theo đường lối trung dung tự do, đã đánh bại Le Pen trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp. Một số nhà quan sát chính trị đã ngợi ca thắng lợi của Macron, họ cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy làn sóng dân túy có thể được dập tắt bởi một ứng viên trẻ tuổi và lôi cuốn, rằng ông sẽ đưa ra một chương trình toàn cầu hóa thân thiện với thị trường như những gì Clinton, Blair, và Obama từng làm. Cũng giống như người đồng cấp của ông ở Mỹ và Anh, Macron đã giành được sự ủng hộ mạnh mẽ nhất từ nhóm cử tri đã tốt nghiệp đại học và sau đại học.

Nhưng mức tín nhiệm của Macron sớm bị sụt giảm, và chính phủ của ông đã phải đối mặt với các cuộc biểu tình trên đường phố của người dân, họ chọn khoác lên mình áo gi-lê vàng (gilets jaunes) – tấm áo bảo hộ phản quang mà mọi tài xế tại Pháp buộc phải có trong xe trong trường hợp khẩn cấp. Những người biểu tình đa số là cư dân thuộc tầng lớp lao động và trung lưu sinh sống ở các khu vực ngoại thành Paris, họ tức giận trước thực trạng thuế nhiên liệu tăng cao, thái độ lãnh đạm của Macron, cùng các chính sách kinh tế không thực sự giúp ích cho những người dân bị toàn cầu hóa bỏ lại phía sau. Giữa cuộc khủng hoảng, một chính khách lão thành thuộc đảng của Macron được hỏi những sai lầm nào từ chính phủ là nguyên nhân khơi mào các cuộc biểu tình, ông đã cho hay: “Có lẽ vì chúng tôi quá thông minh, quá tinh tường”.   

Sự duy ý chí của những người ủng hộ chủ nghĩa bằng cấp ngày nay đã đẩy nhóm cử tri thuộc tầng lớp lao động vào vòng tay của các đảng theo chủ nghĩa dân túy và dân tộc, đồng thời làm sâu sắc thêm chia rẽ giữa những người có và không có bằng đại học. Một hệ quả khác còn là sự phân hóa ngày một lớn giữa các lập trường chính trị về giáo dục đại học, vốn được xem là đại diện tiêu biểu nhất cho chủ trương thúc đẩy chế độ nhân tài. Mới năm 2015 không thôi, các đảng viên Cộng hòa và Dân chủ vẫn cùng nhau cho rằng các trường và viện đại học luôn mang lại tác động tích cực cho quốc gia. Sự nhất trí ấy giờ không còn nữa. Ngày nay, 59% đảng viên Cộng hòa tin rằng các trường và viện đại học có tác động tiêu cực đến thực trạng xã hội quốc gia, và chỉ 33% là có cái nhìn thiện cảm với giáo dục đại học. Trái lại, đông đảo đảng viên Dân chủ (67% so với 18% còn lại) thì tin rằng các trường và viện đại học vẫn mang lại tác động tích cực.

Một trong những tổn hại đến từ vị thế đắc thắng của chế độ nhân tài trong xã hội chính là việc giáo dục đại học có thể đánh mất sự ủng hộ từ quần chúng nhân dân. Ít nhiều trong mắt một số người, khi đại học được xem là đóng vai trò đầu tàu trong việc thúc đẩy cơ hội để người người vươn lên trong cuộc sống, nơi đây cũng tượng trưng cho những đặc quyền dành riêng cho những ai có bằng cấp, và cả thái độ cao ngạo của những nhân tài được trọng dụng.

Biện luận về sự vươn lên, với mục tiêu tập trung duy nhất vào giáo dục như một đáp án cho tình trạng bất bình đẳng, phải chịu trách nhiệm phần nào cho thực trạng trên. Xây dựng một nền chính trị xoay quanh ý tưởng rằng tấm bằng đại học là điều kiện để có một công việc đường hoàng và địa vị xã hội đã bào mòn đời sống dân chủ. Điều này cũng làm hạ thấp giá trị đóng góp của những người không có bằng cấp, làm sâu sắc thêm định kiến dành cho bộ phận người dân ít cơ hội học hành hơn trong xã hội, ngăn cản phần lớn người dân lao động tham gia vào chính quyền đại nghị, và châm ngòi cho nỗi bất mãn chính trị lan rộng.”

“Niềm tin trọng dụng nhân tài rằng mọi người xứng đáng được hưởng sự giàu có mà thị trường ban thưởng cho tài năng của họ biến tình đoàn kết trở thành một điều gần như bất khả thi. Bởi vì tại sao những người thành công phải nợ những thành viên ít lợi thế hơn trong xã hội bất kỳ một điều gì? Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào việc nhận ra rằng, trong mọi nỗ lực của chúng ta, ta không thực sự tự lực cánh sinh; việc chúng ta sinh ra trong một xã hội trọng dụng tài năng của mình là một niềm may mắn, không phải cái ta có quyền được hưởng. Một cảm nhận sống động về sự ngẫu nhiên của số phận có thể truyền cảm hứng cho một sự khiêm nhường nhất định: “Nếu không nhờ ân điển của Chúa trời, hoặc cơ duyên chào đời, hay bí ẩn của số mệnh, cuộc đời tôi có thể đã khác”. Sự khiêm nhường ấy chính là khởi đầu của con đường đưa chúng ta quay trở về từ đạo lý khắc nghiệt của sự thành công, điều đã chia cắt chúng ta. Nó vượt xa tính chuyên chế của chế độ nhân tài và hướng tới một cuộc sống xã hội ít thù hằn và rộng lượng hơn.”

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Sách Tính Chuyên Chế Của Chế Độ Nhân Tài: Lợi Ích Chung Sẽ Ra Sao? (Michael Sandel)
Sách Tính Chuyên Chế Của Chế Độ Nhân Tài: Lợi Ích Chung Sẽ Ra Sao? (Michael Sandel)
Sách Tính Chuyên Chế Của Chế Độ Nhân Tài: Lợi Ích Chung Sẽ Ra Sao? (Michael Sandel)
Sách Tính Chuyên Chế Của Chế Độ Nhân Tài: Lợi Ích Chung Sẽ Ra Sao? (Michael Sandel)

Giá KEKIUS

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhAlphabooks
Loại bìaBìa mềm
Số trang380
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Tri Thức
SKU9688897523129
Liên kết: Tinh chất Tràm Trà ngừa mụn se khít lỗ chân lông Tea Tree Pore Ampoule The Face Shop 30ml