Dù đã không còn tồn tại từ lâu, nhưng vương quốc cổ Champa đã để lại trên dải đất đồng bằng ven biển miền Trung nước ta nhiều di sản văn hóa đặc sắc. Trong những di sản đó, lớn nhất, giá trị nhất và phong phú nhất là di sản tượng cổ. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay, ngoài Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, các pho tượng cổ Champa đang được lưu giữ và trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trong và ngoài nước: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á Guimet (nước Pháp)…Thế nhưng, để giải mã được những hình tượng và để xác định được niên đại của từng bức tượng, rồi xâu chúng vào thành chuỗi ngọc đẹp tượng cổ Champa, một trong những chuỗi ngọc điêu khắc cổ đẹp nhất và giá trị nhất của khu vực Đông Nam Á, thì biết bao nhiêu công sức và trí tuệ của các nhà nghiên cứu đã phải bỏ ra trong suốt hơn một trăm năm qua.
Ngay từ khi được tiếp xúc và được biết đến vào cuối thế kỷ XIX, các chuyên gia về lịch sử nghệ thuật của nước Pháp đã bắt đầu những công việc khảo cứu và bảo tồn những ngôi đền tháp và những pho tượng cổ của Champa. Và, chỉ sau một thời gian ngắn, đến đầu thế kỷ XX, những di tích, những hiện vật bị đổ nát và bị lãng quên của vương quốc cổ Champa đã được thống kê, khảo tả, phân tích và nghiên cứu một cách chi tiết, toàn diện và hệ thống trong hai công trình nổi tiếng của kiến trúc sư người Pháp H. Parmentier: Thống kê khảo tả các di tích Chàm ở Annamvà Danh mục Bảo tàng Chàm Đà Nẵng. Trong hai công trình của mình, H. Parmentier không chỉ thống kê và khảo tả hầu hết những hiện vật điêu khắc đã được phát hiện, mà còn cố gắng xác định niên đại và phong cách cho chúng. Dựa vào niên đại của các bia ký cũng như những kiểu thức kiến trúc của các đền tháp, H. Parmentier chia lịch sử nghệ thuật Champa ra làm hai thời kỳ cùng những phong cách kế tiếp nhau. Thời kỳ thứ nhất (từ thế kỷ VII đến hết thế kỷ X) gồm: nghệ thuật nguyên thủy (thế kỷ VII đến IX), nghệ thuật hình khối (từ đầu thế kỷ VIII đến đầu nửa sau thế kỷ IX) và nghệ thuật hỗn hợp (từ phần thứ hai nửa sau thế kỷ IX đến hết thế kỷ X). Và, thời kỳ thứ hai bắt đầu từ thế kỷ XI đến kết thúc nghệ thuật cổ Champa (thế kỷ XVI) gồm: nghệ thuật cổ điển và nghệ thuật biến loại nối tiếp nghệ thuật nguyên thủy của thời kỳ trước (1)
Gần bốn chục năm sau, vào năm 1942, chủ yếu dựa trên những khảo tả kiến trúc đền tháp của H. Parmentier, bằng phương pháp nghiên cứu phong cách của các bộ phận và họa tiết trang trí kiến trúc, nhà nghiên cứu người Pháp P. Stern đã làm cuộc cách mạng quan trọng trong nghiên cứu nghệ thuật Champa. Theo kết quả nghiên cứu của P. Stern, lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật Champa đã tuần tự trải qua các phong cách và giai đoạn sau: 1. Phong cách Mỹ Sơn E.1 hay phong cách cổ (từ đầu thế kỷ VIII đến đầu thế kỷ IX); 2. Phong cách Hòa Lai (nửa đầu thế kỷ IX); 3. Phong cách Đồng Dương (nửa sau thế kỷ IX); 4. Phong cách Mỹ Sơn A.1 (đầu X – đầu XI); 5. Phong cách chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A.1 sang phong cách Bình Định (nửa đầu XI – giữa XII); 6. Phong cách Bình Định (giữa XII – XIII); 7. Phong cách muộn (đầu XIV – XVII) (2). Thế nhưng, cũng như kết quả của H. Parmentier, bảng phong cách và niên đại của P. Stern, về thực chất là của nghệ thuật kiến trúc đền tháp Champa. Ngay trong công trình nghiên cứu của mình, P. Stern cũng chỉ dành một chương nhỏ, mà lại đặt ở phần phụ lục, cho việc phân tích và áp những tác phẩm điêu khắc vào các phong cách nghệ thuật chung mà mình đã vạch ra. Và, từ thời điểm năm 1942 đến nay, bảng phong cách và niên đại nghệ thuật Champa của P. Stern được các nhà chuyên môn trên thế giới chấp nhận.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Hàng chính hãng | Có |
---|---|
Công ty phát hành | NXB Tổng Hợp |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 424 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tổng Hợp |
SKU | 3777241756953 |