Giới thiệu [Mã BMBAU50 giảm 7% đơn 99K] Sách Văn Chương Sài Gòn 1881-1924 - Mật Thám Truyện Tập 3
Tác giả: Trần Nhật Vy Khổ sách: 15.5 x 22.5 cm Số trang: 528 trang Năm xuất bản: 2018
Văn chương Sài Gòn 1881-1924 - Tập 3: Mật thám truyện
Mật thám truyện là tên một mục trên Tân Đợi Thời Báo xuất hiện từ giữa năm 1915 do nhà văn, bác sĩ Biến Ngũ Nhy phụ trách. Mật thám truyện là thể loại tiểu thuyết ngày nay thường gọi là truyện trinh thám, hình sự, vụ án. Độc giả hẳn đã quá quen thuộc với loại truyện này qua các tác phẩm hấp dẫn Conan Doyle, Agatha Christie, Dan Brown... Biến Ngũ Nhy đã dịch một loạt khá nhiều truyện loại này, điều đáng tiếc là nhà văn Biến Ngũ Nhy đã không cho biết những truyện ông dịch từ nguồn nào, của tác giả nào!
Hầu hết các nhà nghiên cứu văn học quốc ngữ nước ta lâu nay đều cho rằng, truyện trinh thám quốc ngữ xuất hiện từ năm 1917 trên tờ Công Luận Báo và ông tổ của thể loại truyện này là nhà văn Biến Ngũ Nhy với loạt truyện mang tên chung là “Mật thám truyện”.
Xin thưa rằng, qua nghiên cứu của chúng tôi, thể loại truyện trinh thám, hình sự chữ quốc ngữ của người Việt xuất hiện khá sớm, phần lớn là truyện dịch, từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Nhiều nhà văn như Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt... đã đi đầu dịch thể loại này trước Biến Ngũ Nhy hàng chục năm, song do không có tên mục riêng, không in thành loạt, hoặc in thành tập nên dấu ấn để lại không đáng kể.
Riêng về Mật thám truyện mà chúng tôi lấy làm tựa cho cuốn sách này, chúng tôi chép từ năm 1915 trên Tân Đợi Thời Báo.
Tân Đợi Thời Báo là tờ báo lạ.
Lạ vì nó tồn tại song song với một tờ báo khác trong cùng một nội dung.
Lạ vì rất ít người biết sự tồn tại của nó.
Lạ vì sự dịch chuyển của nó lại liên quan đến tờ Công Luận Báo ra đời năm 1916.
Sự lạ lùng này nguyên do cũng do sự khắt khe của chánh quyền thực dân trong việc cho phép ra báo quốc ngữ.