Giới thiệu [Seeds] Hạt Giống Dâu Tây Etna chịu nhiệt, đóng gói 10 hạt
-----SHOP CAM KẾT HOÀN TIỀN NẾU HẠT KHÔNG NẢY MẦM HOẶC KHÔNG ĐÚNG LOẠI HẠT NHƯ BAO BÌ-------
Hạt giống dâu tây chịu nhiệt, đóng gói 10 hạt. Thời vụ trồng: quanh năm.
HƯỚNG DẪN CÁCH TRỒNG DÂU TÂY Những loại chậu có đường kính 20cm là lý tưởng nhất để trồng dâu tây.
Dây tây là một loại cây khá khó tính khi trồng và là đối tượng của nhiều loại sâu bệnh. Bởi vậy khi trồng dâu tây các bạn nên chú ý chọn các loại đất tơi xốp, dễ dàng thoát nước, giàu dưỡng chất để giúp rễ cây phát triển tốt và cũng tránh tình trạng rễ bị ngập úng, ngộ độc.
Ngoài việc chuẩn bị về chậu, đất trồng, phân bón, khi gieo trồng dâu tây bạn cũng cần quan tâm đến thời vụ gieo trồng, mặc dù, những loại dâu tây hiện nay có thể gieo trồng quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất vẫn là khoảng tháng 9, tháng 10 dương lịch vì đây là thời điểm cuối mùa mưa, độ ẩm thích hợp cho cây nảy mầm.
Cách ươm & gieo hạt dâu tây Trước khi gieo trồng, bạn cần tiến hành ươm hạt nảy mầm trước. Bạn ngâm hạt giống dâu tây với nước ấm theo tỉ lệ 2 nóng: 3 lạnh trong khoảng thời gian từ 2 – 4 tiếng. Sau đó, bạn dùng một miếng khăn ẩm hoặc miếng giấy ướt lớn để ủ hạt trong đó. Ở khâu này bạn tiến hành rải hạt đều trên mặt giấy, rồi gấp đôi miếng giấy lại tuyệt đối không túm tròn. Tiếp theo, bạn cho chúng vào trong một chiếc hộp nhỏ sạch rồi đậy kín lại, để nơi mát mẻ, thường xuyên kiểm tra để đảm bảo giấy luôn ở trạng thái ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm. Trong khoảng từ 10 – 15 ngày, hạt giống sẽ nảy mầm xanh, lúc này bạn có thể tiến hành gieo vào chậu đất. Trong vài ngày đầu khi hạt nảy mầm, bạn tuyệt đối không di chuyển chậu cũng như bón phân vào mà chỉ tưới nước như bình thường, khi cây lên được khoảng 3–4cm, các bạn hãy bón phân nhạt cho chúng, không bón quá nhiều, cây sẽ chết nhé.
Khi hạt giống dâu tây đã phát triển thành cây con, bạn có thể bắt đầu tiến hành tách bầu, chuyển ra chậu có diện tích rộng hơn để cây phát triển tốt hơn. Khi thực hiện tách cây, bạn cần phải làm nhẹ nhàng chú ý không để cây bị đứt rễ non hay phần đoạn sát rễ bị tổn thương.
Khi trồng cây dâu tây con trong chậu cũng không nên vùi cây quá sâu làm thối búp cũng không trồng cây quá cao, làm lộ rễ, dễ bị sâu bệnh cắn. Tách chậu xong bạn có thể phủ một lớp rơm trên bề mặt để hạn chế khả năng xâm nhập của côn trùng hại quả sau khi cây ra trái. Trong 2–3 ngày đầu sau khi chuyển chậu, bạn hãy che bớt nắng cho cây để cây hồi phục.
Dâu tây là loại cây ưa ẩm nên chỉ cần nắng một buổi là đủ, tuy nhiên bạn vẫn cần phải đặt dâu tây ở những vị trí có thể đón được ánh nắng sớm nhiều nhất, hạn chế ánh nắng gắt vào những khoảng thời gian cao điểm.