“Siêu Hình Học” là tác phẩm quan trọng bậc nhất của Aristotle, nền tảng của triết học về nguyên lý đầu tiên, thần học và minh triết phương Tây. “Siêu Hình Học” của Aristotle không cố đưa ra lời giải thích về nguồn gốc của vạn vật, mà từng bước minh định toàn thể của mỗi cá thể trong vạn vật bằng cách lý giải tự tính, hiện thể, nguyên thể, biến dịch…của mỗi sự vật và hiện tượng. Phương pháp luận được đúc rút trong “Siêu Hình Học” của Aristotle không chỉ hữu ích với những người nghiên cứu triết học mà còn hữu ích với các nhà chính trị, nhà lập pháp, nhà điều tra, nhà sáng tạo sản phẩm, nhà nghiên cứu văn hóa và xã hội… và bất cứ ai muốn luyện lối tư duy truy vấn về bản nguyên của sự vật và sự việc.
Khi đọc kỹ “Siêu Hình Học” và tách biệt tác phẩm khỏi lớp giải thích của Kito giáo, ta sẽ nhận ra sự tương đồng trong cách lý giải vạn vật của Aristotle và Dịch học của văn hóa Á Đông.
Chính nhờ ký ức mà con người có được kinh nghiệm, bởi vì vô số ký ức về cùng một thứ gộp lại tạo ra ấn tượng của một trải nghiệm duy nhất về thứ đó Kinh nghiệm có vẻ rất giống với khoa học và nghệ thuật, nhưng thực ra chính nhờ kinh nghiệm mà con người có được khoa học và nghệ thuật; vì như Polus đã nói rất đúng, “kinh nghiệm tạo ra nghệ thuật, nhưng thiếu kinh nghiệm thì chỉ tạo ra những vận may rủi”. Nghệ thuật được tạo ra khi một suy xét phổ quát duy nhất được hình thành liên quan đến các sự vật tương tự nhau từ nhiều kinh nghiệm khác ường như đối với các mục đích thực tiễn, kinh nghiệm không hề thấp kém hơn so với nghệ thuật; quả thật, chúng ta thấy những người có kinh nghiệm thành công hơn những người chỉ có lý thuyết mà không có kinh nghiệm. Lý do của điều này chính ở chỗ kinh nghiệm là hiểu biết về các chi tiết, nhưng nghệ thuật lại là hiểu biết về cái phổ quát; hành động và các kết quả được tạo ra đều liên quan đến cái cụ thể.
Trích trang 30-31
Về tổng quát, mọi sự vật đều có đầu tiên, bởi vì chúng ta bốn nguyên cứ. Trong số này, nguyên cứ thứ nhất chúng ta cần nhắc tới là tự tính; nguyên cứ thứ hai là vật chất hay cụ thể hơn là vật chất nền; nguyên cứ thứ ba là biến dịch; và thứ tư là nguyên cứ đích cuối, có thể gọi là mục đích hay “điều tốt”, và nó chính là kết thúc của mỗi quá trình khởi sinh hay biến dịch.
Trích trang 40-41
Cái vốn thay đổi sẽ thay đổi hoặc từ hiển lộ thành hiển lộ, hoặc từ ẩn tàng thành ẩn tàng, hoặc từ hiển lộ thành ẩn tàng, hoặc từ ẩn tàng thành hiển lộ. “Hiển lộ” ở đây được biểu thị là một sự khẳng định. Như vậy phải có ba hình thức thay đổi; vì cái mà đi từ ẩn tàng thành ẩn tàng thì không thay đổi, bởi vì chúng không phải là những trái ngược, cũng chẳng phải là mâu thuẫn, vì chúng không có sự đối ngẫu. Sự thay đổi từ ẩn tàng thành hiển lộ trái ngược của nó là sự khởi sinh — thay đổi tuyệt đối tương ứng khởi sinh tuyệt đối, và thay đổi có điều kiện tương ứng khởi sinh có điều kiện; và sự thay đổi từ hiển lộ sang ẩn tàng là sự hủy diệt — sự thay đổi tuyệt đối tương ứng sự hủy diệt tuyệt đối và sự thay đổi có điều kiện tương ứng sự hủy diệt có điều kiện."
Trích trang 422-423
***
SIÊU HÌNH HỌC (Metaphysics) - (bìa cứng)
Tác giả: Aristotle
Dịch giả: Nguyễn Nguyên Hy, Lê Duy Nam
Nhà xuất bản: NXB ĐÀ NẴNG
Nhà phát hành: BOOK HUNTER
***
Hình thức: bìa cứng
Số trang: 552 trang
Khổ: 16x24cm
Trọng lượng: 1.000gram (1kg)
Năm phát hành: 2022
***
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Công ty TNHH Truyền Thông và Giáo Dục Lyceum |
---|---|
Ngày xuất bản | 2022-12-01 15:32:16 |
Dịch Giả | Nguyễn Nguyên Hy, Lê Duy Nam |
Loại bìa | Bìa cứng |
Số trang | 552 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Đà Nẵng |
SKU | 8323486566656 |
bàn về tự do hồ chí minh tủ sách tinh hoa nxb tri thức sự an ủi của triết học lược sử triết học lịch sử vú osho zarathustra đã nói như thế chủ nghĩa khắc kỷ dịch học tinh hoa trò chuyện với vĩ nhân triết học hiện sinh luân lý học hiểu hết về triết học chúng ta sống bằng ẩn dụ chuyện phiếm sử học khắc kỷ phê phán lý tính thuần túy carl jung triết học bản đồ tâm hồn con người của jung bí ẩn nữ tính nhập môn triết học phương đông thuật xử thế của người xưa phật học tinh hoa thu giang nguyễn duy cần thuật tư tưởng cái dũng của thánh nhân bách gia tranh minh đúng việc