Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết là một tập của bộ sách Thế giới như là ý chí và biểu tượng, được xem là một kiệt tác triết học của Arthur Schopenhauer. Tác phẩm đưa ra quan điểm của Schopenhauer về hai vấn đề quan trọng nhất của con người: tình yêu và cái chết.
Ông đặt ra để rồi trả lời, theo cách riêng của mình, những câu hỏi muôn đời ai cũng thắc mắc: điều gì khiến tình yêu tồn tại, sự mê đắm một nhan sắc là sao, khoái lạc ám ảnh gì đến con người, khao khát sống nhưng sao cũng có khi muốn kết thúc nó tức thì, cố gắng chiếm hữu làm gì giữa cuộc đời ngắn ngủi quá chừng…?
Thú vị bởi lẽ đề cập đến những vấn đề kinh điển, thu hút bởi một lối văn chương triết học cuốn hút, Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết mang một nỗi bi quan chân thực về kiếp sống con người.
“Đánh giá các quan điểm siêu hình của Schopenhauer, các triết gia đương đại cho rằng ở Schopenhauer có những nhận định giống các nhà duy tâm như Selinh hay Phichtơ. Ông cũng tìm cách khám phá bí mật của thế giới trong bản thân cái tôi, giống như Phichtơ nói bản chất của cái tôi là ý chí và sẽ nhìn thấy ở giới tự nhiên và tinh thần một sức mạnh vô thức, có khả năng kiến tạo và thúc đẩy. Nhưng cái khác ở Schopenhauer là ở chỗ: trong khi đối với các nhà duy tâm thì cái cuối cùng và tuyệt đối là tinh thần, ý niệm, lý trí phát triển trong một quá trình vận động hướng đích, thì đối với Schopenhauer lại là một ý chí mù lòa, một cội nguồn thế giới phi lý tính và ngược lại với lý trí. Đối với ông, thế giới không phải là lôgic hay phi lôgic, mà là phản lôgic, lý trí là công cụ của ý chí phi lý tính. Chính ở điểm này Schopenhauer đã phá vỡ mạch tư duy xưa nay về sự hài hòa của một thế giới chỉnh thể. Và, ông đã thực sự là người thực hiện bước quá độ từ chủ nghĩa lạc quan sang chủ nghĩa bi quan. Công lao mãi mãi của ông đối với giới triết học là ở chỗ: chính ông đã hướng triết học vào chiều sâu thăm thẳm nằm phía dưới tầng ý thức của con người, và với châu Âu, ông là người đã mở đường cho triết học và tâm lý học vô thức ra đời và phát triển.” - Quang Chiến, Viện Triết học
"ết là cái phút giải thoát của bản tính riêng biệt của cá tính, cái bản tính chẳng phải làm cái nhân thâm hậu nhất cho bản thể ta, mà đúng ra phải coi như một sự lạc lõng của bản thể Vẻ bình thản trên nét mặt của phần lớn những người chết hình như phát xuất từ đó Nói chung cái chết của mọi người thiện đều thanh thản nhẹ nhà Cái kiếp sống mà chúng ta biết, họ vui vẻ từ bỏ: cái mà họ thu hoạch được thay cho đời sống đối với chúng ta chả là gì cả, vì kiếp sống của chúng ta, so với kiếp sống kia chả là gì cả. Phật giáo mệnh danh kiếp sống đó là Niết bàn, nghĩa là tịch diệ"
"ếu giờ đây, ta nhìn sâu vào cái náo nhiệt của đời sống, ta thấy mọi con người bị giày vò bởi những đau khổ lo âu của kiếp sống này, ra sức thoả mãn các nhu cầu vô tậ để không mong mỏi gì hơn là bảo tồn cái kiếp sống cá nhân quằn quại trong một thời gian ngắn ngủi. Thế mà giữa cảnh hỗn loạn ấy, ta bắt gặp bốn mắt giao nhau đầy thèm muốn của đôi nhân tình. – Nhưng tại sao lại phải nhìn trộm, sợ sệt, lén lút? – Bởi vì đôi nhân tình kia là những kẻ phản bội thầm lén tìm cách lưu tồn tất cả cái khốn khổ nếu không có họ tất phải chấm dứt; họ muốn ngăn cản không cho chúng dứt; cũng như các kẻ giống họ từng làm trước họ"
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhã Nam |
---|---|
Ngày xuất bản | 2023-05-01 00:00:00 |
Dịch Giả | Hoàng Thiên Nguyễn |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 207 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Dân Trí |
SKU | 9546369811775 |
bàn về tự do hồ chí minh tủ sách tinh hoa nxb tri thức sự an ủi của triết học lược sử triết học lịch sử vú osho zarathustra đã nói như thế chủ nghĩa khắc kỷ dịch học tinh hoa trò chuyện với vĩ nhân triết học hiện sinh luân lý học hiểu hết về triết học chúng ta sống bằng ẩn dụ chuyện phiếm sử học khắc kỷ phê phán lý tính thuần túy carl jung triết học bản đồ tâm hồn con người của jung bí ẩn nữ tính nhập môn triết học phương đông thuật xử thế của người xưa phật học tinh hoa thu giang nguyễn duy cần thuật tư tưởng cái dũng của thánh nhân bách gia tranh minh đúng việc