KTSG số 2-2024: Cuộc đua cảng trung chuyển tại châu Á
(KTSG) – Với sự kết hợp giữa cảng nước sâu sẵn có là Cái Mép – Thị Vải và dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Việt Nam đang bước vào thị trường cảng trung chuyển container quốc tế trong khu vực châu Á, thị trường có tính cạnh tranh được đánh giá là rất khốc liệt.
Thị trường còn hỗn loạn nông nghiệp còn bấp bênh (mục Ý kiến): Nông nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Hỗ trợ để nông nghiệp phát triển tốt, thoát khỏi tình trạng bấp bênh, cũng là hỗ trợ cho cả nền kinh tế và đó cũng là khoản đầu tư có hiệu quả lan tỏa cao nhất về kinh tế và xã hội.
Quốc hội họp bất thường lần 5 (An Nhiên): Dự kiến thứ Hai tới (15-1-2024) Quốc hội lần thứ 5 tổ chức họp bất thường. Ở lần thứ 5, kỳ họp bất thường đã trở thành một sinh hoạt “bình thường” của Quốc hội.
Để phát triển được các dự án có sử dụng đất qua đấu thầu (Đinh Tuấn Minh): Làm như thế nào để giải quyết bài toán “tiến thoái lưỡng nan” trong phát triển các dự án kinh tế – xã hội có sử dụng đất qua đấu thầu theo phương thức chủ đầu tư và người dân tự thỏa thuận?
Xử lý nợ xấu: cuộc thí điểm thể chế đến hành trình luật hóa (Lưu Minh Sang): Đa số những băn khoăn, lo ngại liên quan đến việc luật hóa quy định về xử lý nợ xấu và TSBĐ đã được Ban soạn thảo giải quyết thông qua sự chắt lọc, tinh chỉnh các quy định từ Nghị quyết 42. Tuy vậy, hai vấn đề vẫn cần được cân nhắc.
Kinh tế Việt Nam 2024: Cần lắm cái neo để giữ an lòng doanh nghiệp (Đỗ Thiên Anh Tuấn): Hãy tạo cho cộng đồng doanh nghiệp một sự an tâm để đầu tư dài hạn, tránh đầu cơ ngắn hạn.
Tăng trưởng tín dụng: Bất ngờ 2023 và kỳ vọng 2024 (Triệu Minh): Sau sự bứt tốc của tăng trưởng tín dụng trong tháng cuối năm 2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phân bổ hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các tổ chức tín dụng ngay từ đầu năm 2024. Liệu xu hướng tín dụng năm nay có khởi sắc hơn?
Đinh Thế Hiển: Basel chưa phải là lời giải cho việc bỏ room tín dụng! (Hoàng Hạnh): “Basel là tiêu chuẩn thực thi để tăng độ an toàn vốn cho các ngân hàng nhưng Basel không đảm bảo các ngân hàng sẽ không gặp rủi ro. Hiệu quả quản trị rủi ro chỉ đạt được khi quản lý nội bộ ngân hàng tốt, chẳng hạn, tăng vốn đáp ứng Basel để tăng mức độ an toàn cho người gửi tiền chứ không phải để cho vay thêm…”, TS. Đinh Thế Hiển trao đổi với KTSG.
Tuần đầu năm mới hứng khởi của VN-Index! (Thanh Thủy): Về xu hướng thị trường, sau tuần đầu năm tăng điểm khá tốt nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu trụ cột là ngân hàng. Tuy vậy, diễn biến phân hóa, “đảo lớp” giữa các nhóm cổ phiếu nếu diễn ra, sẽ là yếu tố giúp duy trì sự sôi động của dòng tiền.
Chứng khoán 2024 – Ngành nào sẽ hút tiền? (Triêu Dương): Hầu hết dự báo tin rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ diễn biến tích cực hơn trong năm 2024, nhờ các nền tảng vĩ mô tiếp tục được cải thiện, chính sách tiền tệ và tài khóa vẫn nới lỏng. Những ngành nào sẽ hút tiền trong năm nay?
Kết quả kinh doanh năm 2023: những ngân hàng đầu tiên về đích! (Linh Trang): Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quí 4-2023 và cả năm 2023 đang đến gần. Như thường lệ, nhóm các ngân hàng tốp đầu vẫn đóng vai trò tiên phong với những con số về doanh thu, lợi nhuận khá tích cực.
Đầu tư năm 2024: Cần phòng ngự chặt, phản công nhanh (Tâm Phạm): Với những tín hiệu vĩ mô tích cực, nhà đầu tư trên thị trường tài chính kỳ vọng vào một năm 2024 khởi sắc. Tuy nhiên, trong một giai đoạn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, xây dựng một danh mục đầu tư vững vàng là cách để bảo vệ thành quả có được trước đó.
Từ việc nhìn lại mô hình thành phố trong thành phố (Huỳnh Thế Du): Thủ Đức – thành phố trong thành phố đầu tiên của Việt Nam đã đi vào hoạt động ba năm. Trao đổi với báo chí ngày 20-11-2023, Chủ tịch UBND TPHCM cho biết thành phố Thủ Đức vẫn đang hoạt động như một đơn vị cấp huyện. Bài viết phân tích mô hình này từ góc nhìn về những giải pháp cho mô hình chính quyền địa phương ở Việt Nam.
Quy định mới mở đường cho sự phát triển hạ tầng số (Trần Đăng Quang): Việt Nam có thể khai thác lợi ích của điện toán đám mây trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, và phát triển chính phủ điện tử nhờ vào việc tối ưu nguồn vốn đầu tư với phương thức tài chính linh hoạt, góp phần hạn chế thực trạng mỗi địa phương phải đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu riêng lẻ.
Cuộc đua cảng trung chuyển châu Á (Đặng Dương): Để khu cảng Cần Giờ – Cái Mép có thể có được nguồn hàng ổn định, các doanh nghiệp và cơ quan chức năng có liên quan đến việc phát triển khu cảng này cần phải xây dựng những chính sách đặc thù, về thuế, phí, thủ tục hải quan… để thu hút hàng hóa trung chuyển từ các hãng tàu…
Khi công nghệ vừa thúc đẩy vừa thách thức sáng tạo! (Lê Thiên Hương): Ở thời điểm hiện tại, dường như các quốc gia đều nhận ra rằng, càng muộn xây dựng luật “đóng khung” trí tuệ nhân tạo (AI), thì sẽ càng tụt hậu nhanh so với AI.
“Cô Dừa” đưa nông sản Việt vào mỹ phẩm (Lư Thế Nhã): Tận dụng nguồn nông sản tươi nguyên và chất lượng ngay tại vùng trồng cùng nguồn lao động ở ngay tại địa phương, chấp nhận đầu tư và đào tạo để có nguồn lực làm ra những loại mỹ phẩm thiên nhiên, hữu ích. Đó là hướng đi riêng của chị Ngô Thị Kiều Dương – Giám đốc Công ty cổ phần mỹ phẩm dừa Phú Long.
Chân dung thế hệ kế nghiệp tại Việt Nam (Hồ Nguyên Thảo): Nhóm 100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất Việt Nam đóng góp 25% GDP của nền kinh tế, theo VCCI. Tuy vậy, hãng kiểm toán PwC cho hay, chỉ 15% số doanh nghiệp gia đình có chuẩn bị kế hoạch chuyển giao quyền lực cho thế hệ kế tiếp, số đông còn lại hành động theo cảm tính.
“Xế không nổ chẳng sợ chi ế” (Nguyễn Quang Bình): Số liệu đến hết tháng 11-2023 của Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam cho biết tổng lượng ô tô bán ra thị trường năm ngoái của các đơn vị thành viên đạt chừng 263.200 xe, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó, xe du lịch, thương mại và xe chuyên dụng giảm tương ứng 31%, 16% và 57%…
Thế giới ảo, nỗi lo pháp lý thật (Nguyễn Ngọc Trâm): Vẫn là những vấn đề pháp lý quen thuộc liên quan đến quyền SHTT trong thế giới thực như quyền tác giả, nhãn hiệu và quyền nhân thân nhưng khi áp dụng vào môi trường VR lại dẫn đến những sự khác biệt thú vị.
Lương tháng 13: không chỉ là chuyện “đến hẹn lại lên” (Lê Thị Minh Thư): “Lương tháng 13” là một chủ đề đến hẹn lại lên trên các diễn đàn doanh nghiệp và các vấn đề về pháp luật vào mỗi dịp cuối năm, Tết đến. Dù vậy, với một năm đầy rẫy khó khăn như 2023 vừa qua, chủ đề này được quan tâm nhiều hơn.
Mickey Mouse trở thành tài sản công chúng: Mỏ vàng hay “bẫy chuột” của Nhà Chuột? (Nguyễn Thị Kỳ Duyên): Cộng đồng sở hữu trí tuệ thế giới đã râm ran rằng, nhân vật hoạt hình nổi tiếng trong tuổi thơ của bao thế hệ – Mickey Mouse (chuột Mickey) trở thành tài sản công chúng vào năm 2024. Sự kiện này đã làm tốn biết bao ký tự của giới báo đài nhưng liệu có đúng rằng việc sử dụng hình ảnh chuột Mickey sẽ được tùy ý cho bất kỳ mục đích nào?
2024 – năm điều chỉnh lộ trình Net-Zero (Hoàng Việt): Việt Nam bắt đầu áp dụng trách nhiệm tái chế đối với các nhà sản xuất và nhập khẩu kể từ ngày 1-1-2024. Và cũng là lần đầu tiên Việt Nam đưa ra chiến lược phát triển năng lượng hydrogen song song với việc xuất khẩu năng lượng tái tạo ra nước ngoài.
Chiếc thẻ đại biểu: chuyện nhỏ mà không nhỏ! (Nguyễn Vũ Mộc Thiêng): Không chỉn chu từ những việc nhỏ, khó mà làm tốt các chuyện lớn. Bởi suy cho cùng, với một nhà tổ chức sự kiện, sự hài lòng của những người dự sự kiện rất quan trọng bởi chính họ sẽ giúp nhà tổ chức chạm đến những khách hàng mới cần thuê dịch vụ tổ chức sự kiện.
Đừng có “ngộp” lúc này (Nguyễn An Nam): Nhớ lại, vào “thời hoàng kim ngắn ngủi” cách đây ba năm, có khi trong một ngày, thậm chí là chỉ vài giờ đồng hồ, người khéo nắm bắt cơ hội làm ăn có thể “lướt sóng” được một dự án bỏ túi rủng rỉnh hàng tỉ đồng, thì một năm qua, cũng con người đó lại phải lạm dụng thuốc an thần để có một giấc ngủ bình thường.
Chuyện AI và bình hoa giả (Vũ Thị Huyền Trang): Ngoài góc vườn, những cánh hoa còn lưu lại hương sắc ngay cả khi đã rụng rơi dưới đất và chúng vẫn đứng đó xanh tươi trong ký ức và sự chờ đợi của người trồng. Sự “đe dọa” của AI sẽ chỉ càng làm cho con người thêm cố gắng để hoàn thiện và phát triển mình hơn.
Tác động của động đất tới kinh tế Nhật Bản (Song Thanh): Thảm họa động đất xảy ra tại Nhật Bản ngày đầu năm mới đang tác động mạnh tới kinh tế Nhật Bản, làm gián đoạn hoạt động sản xuất, gây thiệt hại về GDP và có thể cản trở quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ của nước này.
Các yếu tố khó lường với thị trường hàng hóa năm 2024 ( Lạc Diệp): Thị trường hàng hóa toàn cầu được dự báo có thể ổn định trong nửa đầu năm 2024, nhưng sẽ đối mặt với những yếu tố khó lường trong giai đoạn nửa cuối năm.
Đoán chuyện 2024 cùng Financial Times (Nguyễn Vũ): Năm nào tờ Financial Times cũng đưa ra 20 tiên đoán cho năm sau và đã gọi là “tiên đoán” nên có đúng có sai. Trong 20 câu đoán chuyện 2023, tờ báo này sai 3 câu, một kết quả không tồi chút nào. Năm trước đó họ sai nhiều hơn, đến 5 câu; còn không biết các tiên đoán cho năm 2024 sẽ có bao nhiêu sai bao nhiêu đúng?
Mời bạn đọc đón xem!
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Tạp chí Kinh tế Sài Gòn |
---|---|
Ngày xuất bản | 2024-01-11 08:44:53 |
Nhà xuất bản | Saigon Times Group |
SKU | 6035470777865 |
báo chí kinh tế vĩ mô tam quốc diễn nghĩa tạp dề bts graphics 01 kiến trúc đời sống trà sữa cho tâm hồn hoa học trò forbes việt nam graphics tạp chí tạp chí khoa học elle decoration vietnam tuổi trẻ cuối tuần haper bazaar tháng 2/2022 joy cẩm nang tuyển sinh đại học 2022 tạp chí vogue graphics issue tạp chí kiến trúc và đời sống số 189 tuổi trẻ cười thiên thần nhỏ hoa học trò tạp chí du lịch tạp chí nội thất graphic design đồng hồ thông minh toán học tuổi trẻ 2021 tuyển sinh đại học 2022 báo thiên thần nhỏ