Một Tháng Ở Nam Kỳ
Năm 2018: 150 năm Minh Trị duy tân và 45 năm quan hệ Việt-Nhật, 160 năm Pháp đánh Đà Nẵng, 320 năm (1698-2018) Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược… và tròn 100 năm Phạm Quỳnh du hành Nam kỳ (tháng 8 năm 1918). Hơn một tháng ở Nam kỳ, Phạm Quỳnh đi đó đi đây khắp Lục tỉnh, mắt thấy tai nghe tỏ tường nhiều sự, mở rộng kiến văn. Sau khi về Bắc, Phạm Quỳnh cho đăng tập du ký “Một tháng ở Nam kỳ” trên Nam Phong tạp chí, kể lại chuyến đi, “đem lời thành thực mà giãi bày bàn bạc cùng quốc dân”.
Phạm Quỳnh (1892-1945). Tên hiệu Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân. Phạm Quỳnh là nhà văn, nhà báo lớn của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Từng làm việc tại trường Viễn Đông Bác cổ, cộng tác với Đông Dương tạp chí, làm chủ bút Nam Phong tạp chí, giảng sư tại trường Cao Đẳng Hà Nội… Từ năm 1932, nắm giữ các chức vụ: ngự tiền văn phòng, thượng thư bộ Học, thượng thư bộ Lại trong chính quyền vua Bảo Đại.
“Một tháng ở Nam kỳ” xuất hiện lần đầu trên Nam phong tạp chí năm 1918, đăng ba kỳ (không liên tục): kỳ I, số 17, tháng 11-1918, tr. 268-285; kỳ II, số 19, tháng 01-1919, tr. 20-32; kỳ III (kỳ cuối), số 20, tháng 02-1919, tr. 117-140.
Ngày 21-8-1918, Phạm Quỳnh đi xe lửa từ Hà Nội xuống Hải Phòng. Ngày 22-8-1918, ông rời Hải Phòng trên chiếc tàu thủy Porthos để du hành Nam kỳ, bốn ngày sau tàu cập cảng Sài Gòn. Chiếc xe kéo đưa Phạm Quỳnh qua cầu Khánh Hội, vị du khách của chúng ta bắt đầu tiếp xúc cái khí vị của Sài Gòn - thành phố Tây, một chốn đô hội lớn ở phương Nam. Những con đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi), Charner (nay là đường Nguyễn Huệ), Xã Tây (nay là Trụ sở UBND TP. HCM), Nhà hát Tây (nay là Nhà hát thành phố), Phủ Toàn quyền (nay là Hội trường Thống Nhất),… hiện ra rạng rỡ trước mắt chàng trai xứ Bắc. Phạm Quỳnh, năm đó mới 26 tuổi, đã có những nhận xét tinh tế, sâu sắc về con người, văn hóa, đời sống… Sài Gòn: “Nhất là ngày Chúa nhật, sau khi tan lễ Nhà Thờ Chánh, không cảnh tượng gì đẹp bằng đường Catinat chừng hồi chín mười giờ. Đàn ông, đàn bà, con trai, con gái, người Tây, người Nam, ăn bận rất lịch sự, ở nhà thờ ra đi dạo qua các cửa hàng, lũ lượt như ngày hội.” “Đường phố như vẽ bằng tay, kẻ bằng thước, đều đặn, thẳng thắn, rộng rãi khang trang, nhiều đường ở giữa lại để những khoảng rộng trồng cỏ, đặt những tượng đồng kỷ niệm, chiều đến hàng trăm cái đèn điện lớn chiếu sáng như một giẫy [dãy] dài những quả ba lông lấp loáng thả phấp phới ngay trên giữa đường phố, coi rất là ngoạn mục.”…
Phạm Quỳnh quan sát tỉ mỉ và không quên so sánh Bắc kỳ với “vùng đất mới”, qua đó khắc họa được chân dung xã hội, bức tranh toàn cảnh về đất nước ở một thời đoạn lịch sử: “Cái hình thức của thành phố Sài Gòn sánh với thành phố Hà Nội còn hơn nhiều. Từ cách đặt đường phố cho đến cách dựng cửa nhà, từ cách thắp đèn điện cho đến cách đặt máy nước ở các nhà, cho đến cách tuần phòng vệ sinh trong phố xá, nhất nhất đều có tiến bộ hơn Hà thành ta cả. Ở Sài Gòn thật là có cái cảm giác một nơi đô hội mới, nghĩa là một nơi đô hội theo lối Tây. Vào đến Chợ Lớn thì lại ra cái cảm giác một nơi đô hội theo lối Tàu. Còn các châu thành khác ở Lục tỉnh, thì những nơi quan sở là Tây mà chốn phố phường là Tàu, phần An Nam thật ít lắm. Xét về phương diện đó thì những đô hội Bắc kỳ tuy coi cũ kỹ mà còn có cái vẻ An Nam hơn.”
Phạm Quỳnh không chỉ quanh quẩn ở Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn. Trong chuyến đi hơn một tháng này, ông có chủ ý du lịch nhiều nơi, cho mở rộng kiến văn. Ông đã có những buổi giao lưu, gặp gỡ giữa Phạm Quỳnh với các bậc danh sĩ, trí thức, “đồng nghiệp” trong làng báo đất Lục châu: Bùi Quang Chiêu và Nguyễn Phú Khai (La Tribune indigène); cha con ông Diệp Văn Cương và Diệp Văn Kỳ; Nguyễn Văn Cư (Đại Việt tập chí), Phủ Bảy Lê Quang Liêm (Long Xuyên Khuyến học Hội), Võ Văn Thơm (An Hà báo)…
Bên cạnh những điều mô tả tường tận và xác đáng mắt thấy tai nghe về con người, văn hóa, phong tục tập quán, lịch sử, địa lý, hoạt động kinh tế… vùng đất Nam kỳ; những nhận xét về làng báo, nghề xuất bản, chuyện hợp quần, họa Chệt họa Chà… đúng 100 năm trước vẫn còn nguyên tính thời sự: “Nếu hết thảy các nhà làm báo ai cũng hiểu cái nghĩa vụ của nghề làm báo thì còn nghề gì đẹp bằng, hay bằng, cao thượng bằng, đủ khiến cho người ta tận tụy một đời mà theo đuổi cho cùng?.” “Bây giờ cần nhất cho dân ta chỉ có sự học, nhất thiết cái gì cũng phải học cả, như đứa con nít mới đến tuổi vào trường vậy. Bọn ta phải hết sức giúp một phần vào sự học ấy, cho cái trình độ quốc dân mỗi ngày một cao thêm lên, cho cái tư tưởng quốc dân mỗi ngày một rộng thêm ra, để có ngày đủ khôn đủ lớn mà ra tranh đua với đời được.” “Những kẻ coi báo giới như một nơi tranh ăn nói, dành [giành] lợi danh, hay là một chốn hí trường để đem những lời nghiêng ngửa, truyện dâm bôn mà mơn man, mà khêu gợi cái dục tình sằng của công chúng, thì thật là làm mất giá một cái nghề rất hay, rất cần, rất có ích lợi cho nước nhà đương buổi bây giờ.” “… Các nhà làm sách có nghĩ tới không? Hay chỉ chủ bán cho chạy hàng, thâu được nhiều bạc, còn những lẽ cương thường luân lý mặc quách ai? Ôi! Cổ nhân đã dạy: làm người sĩ phu trong nước cái trách [nhiệm] là phải phù cho thế đạo, giúp lấy cương thường. Nếu những nhà làm sách lại cố ý làm nghịch thế đạo, đạp đổ cương thường, thì một nước như vậy sống làm sao được?”
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Dtbooks |
---|---|
Kích thước | 20.5 x 20.5 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 157 |
SKU | 7849189287849 |
sách 999 bức thư gửi chính mình vãn tình đất rừng phương nam nguyễn nhật ánh tuổi thơ dữ dội sài gòn bạch lạc mai mong mẹ hãy yêu lấy chính mình thiên tài bên trái kẻ điên bên phải tạm biệt tôi của nhiều năm về trước rừng na uy nguyễn ngọc tư đại dương đen nhã nam nếu biết trăm năm là hữu hạn những đêm không ngủ những ngày chậm trôi hong tay khói lạnh điều kì diệu của tiệm tạp hóa namiya yêu những điều không hoàn hảo việt nam danh tác lê la từ nhà ra ngõ hai số phận cảm ơn anh đã đánh mất em bước chậm lại giữa thế gian vội vã hẹn nhau phía sau tan vỡ ngày xưa có một chuyện tình từ điển tiếng em người bà tài giỏi vùng saga thất lạc cõi người