Thêm một chuyên luận về TRUYỆN KIỀU được tái bản. Tác phẩm của Lê Nguyên Cẩn.
Nguyễn Du (03/01/1765 – 16/9/1820) là một tài năng kiệt xuất của dân tộc ta nói riêng và của cả nhân loại nói chung. So với những thiên tài khác cùng thời như J.W. Goethe (1749 – 1832), hay trước đó như F.M.A. Voltaire (1694 – 1778), số lượng tác phẩm Nguyễn Du để lại không nhiều. Song chỉ với Truyện Kiều, từ một cốt truyện vay mượn, bằng sáng tạo thiên tài của mình, Nguyễn Du đã xếp mình vào hàng ngũ các danh nhân thế giới, đưa văn học Việt Nam nói riêng, văn hoá Việt Nam nói chung vào kho tàng vô giá về văn học, văn hoá của nhân loại.
Truyện Kiều không chỉ dừng lại ở câu chuyện một con người, một cuộc đời, một số phận mà trải rộng ra một tấm lòng, một cốt cách, một tinh thần, một dáng vóc văn hoá Việt Nam. Truyện Kiều tạo ra cách nhìn dân tộc, toát lên vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam, làm say đắm độc giả mỗi thời đại. Mỗi tác phẩm lớn của nhân loại đều là những kết tinh không chỉ của một thời, cho mỗi thời, mà kết tinh cho mãi mãi. Mỗi thời đại đến với nó sẽ rút ra từ nó những bài học nhân sinh bổ ích cho thời đại mình, tạo nên sự cộng hưởng thẩm mĩ nối liền quá khứ với hiện tại để con người tiếp bước tới tương lai.
TIẾP CẬN TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
Lê Nguyên Cẩn
Bìa cứng
***
Tiếp cận “Truyện Kiều” từ góc nhìn văn hoá là một cánh cửa mở ra để đi vào khai thác giá trị tinh thần mà tác phẩm bất hủ này của thiên tài Nguyễn Du tạo ra. Trước hết, cần hiểu tính văn hoá và giá trị văn hoá của văn học, minh định cách hiểu về tính văn hoá và biểu hiện của nó trong tác phẩm văn chương, làm rõ các phương diện khả thể tiếp cận Truyện Kiều và làm sáng tỏ mô hình thế giới quan đặc trưng trong tâm thức người Việt, bởi tác phẩm văn học, khi trở thành kiệt tác văn học dân tộc, cũng là kết tinh cao nhất của văn hoá dân tộc. Xác lập các thế giới nhân vật để làm nổi bật thân phận, diện mạo Thuý Kiều, qua những thăng trầm chìm nổi trong bể khổ trầm luân suốt mười lăm năm, để đi tới những nhận định về tấm lòng nhân hậu mang vẻ đẹp vị tha, thuần Việt xuyên suốt chiều dài tác phẩm của nhân vật Thuý Kiều.
Tiếp cận “Truyện Kiều” từ góc nhìn văn hoá là vấn đề lớn, hàm chứa nhiều khó khăn, không dễ giải quyết trọn vẹn một lúc, một thời. Công trình cũng chỉ dừng ở mức độ khởi đầu với những thu hoạch bước đầu về tác phẩm nổi tiếng này. Bảo vệ văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập là việc không đơn giản. Trước hết, phải không ngừng nâng cao dân trí, mở mang trí tuệ và hiểu biết cho con người về di sản văn hoá của cha ông và của nhân loại. Từ đó, dẫn tới việc tăng cường dân khí, tạo ra bản lĩnh và niềm tin dân tộc. Nâng cao dân trí và tăng cường dân khí cũng chính là góp phần đắc lực bảo vệ quốc tuý, giữ gìn bản sắc dân tộc. Tìm hiểu “Truyện Kiều” từ góc nhìn văn hoá cũng không ngoài những nhiệm vụ trên.
Từ lần xuất bản đầu tiên (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2008) với hai lần tái bản (Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2011; Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2015), đến nay, giá trị của chuyên luận đã được khẳng định. Ở lần xuất bản này, chúng tôi bổ sung thêm nhiều kiến giải thu được trong nỗ lực tiếp tục nghiên cứu
Truyện Kiều, làm sáng tỏ các giá trị văn hoá mà Nguyễn Du đã để lại, mở rộng cách hiểu, cách tiếp nhận các giá trị văn hoá của cha ông để làm đẹp cho cuộc sống hiện tại, mở đường hướng tới tương lai.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | NXB Sư Phạm |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm |
SKU | 5467218998850 |
phấn khối hồ chí minh kinh dịch thu giang nguyễn duy cần thiên tài bên trái kẻ điên bên phải việt nam danh tác tây du ký câu chuyện nghệ thuật thi nhân việt nam truyện kiều thơ xuân diệu thơ xuân diệu anh em nhà karamazov nghệ thuật art chu văn sơn lý luận văn học văn học việt nam thơ haiku lí luận văn học nhà văn tứ thư phê bình văn học luận ngữ sách lí luận văn học ngôn từ ba đỉnh cao thơ mới để thành nhà văn thơ điệu hồn và cấu trúc