TÔI VỚI THẦY TÔI - PHAN KHÔI

Trong nhà tôi, con cái gọi cha bằng thầy, gọi mẹ bằng mạ, cách gọi đó đã có từ thời ông cố tôi, ông nội tôi, đến cha tôi. (Riêng mẹ tôi, do thành thân với Thầy tôi muộn, nên không theo cái lệ đó: hồi ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu TÔI VỚI THẦY TÔI - PHAN KHÔI

Trong nhà tôi, con cái gọi cha bằng thầy, gọi mẹ bằng mạ, cách gọi đó đã có từ thời ông cố tôi, ông nội tôi, đến cha tôi. (Riêng mẹ tôi, do thành thân với Thầy tôi muộn, nên không theo cái lệ đó: hồi nhỏ chúng tôi gọi bà bằng dì, lớn lên có hiểu biết rồi thì gọi bằng mẹ). Nghe nói ở Bảo An, ở Gò Nổi, ở Quảng Nam nhiều nhà cũng gọi theo cách đó. Từ nhỏ chí lớn tôi cứ gọi thế mà không cần biết tại sao, người lớn cũng không ai giải thích cho, đến khi về già, đi đây đi đó đã nhiều, để ý một chút, tôi mới đồ rằng ở quê tôi, những nhà có truyền thống khoa bảng mới có cách gọi đó. Còn tại sao lại gọi như thế thì cho đến nay tôi vẫn không rõ. Nhiều lần đến Huế, mảnh đất thần kinh, tôi cũng thấy con cái gọi cha bằng cha, nhưng lại gọi mẹ bằng mạ. Tập kết ra Bắc, sống ở Hà Nội lâu năm, tôi lại biết Hà Nội ngày trước, thời còn người Pháp, nhà các ông giáo học, nhà quan chức và nhà khá giả con cái gọi cha bằng cậu, gọi mẹ bằng mợ. Nói qua vậy để bạn đọc biết cho: Thầy tôi tức là cha tôi, ông thân sinh tôi: Phan Khôi (1887 - 1959), chứ không phải thầy dạy chữ cho tôi. Còn nhớ, những năm tháng đi tìm mộ Thầy tôi trong vô vọng, có một vị tiến sĩ Hán - Nôm, vì kính mến ông, đã chỉ bảo tôi nhiều điều, còn lập một lá số tử vi tặng tôi, với lời bình: “Mệnh này trông thấy tưởng an nhàn, nhưng thực ra tâm nào có nhàn, vì phải theo đuổi nghề nghiệp của những kẻ cửu lưu nghệ thuật. Mệnh ấy suy ra Tổ nghiệp huy Cửa nhà mấy dạo tưởng suy vi Anh em thân thích như băng lạnh Một kiếp cần lao đến lạ kỳ”. Tôi không biết tử vi nên chẳng biết bình luận thế nào về lời bình của vị Tiến sĩ đáng kính; chỉ chắc chắn một điều, rằng tôi là con út của Thầy tôi, vừa khó lại vừa giàu, đúng như các cụ vẫn quở: giàu con út, khó con út! Trong tác phẩm Nhớ cha tôi - Phan Khôi của Phan Thị Mỹ Khanh, do Nhà xuất bản Đà Nẵng tái bản năm 2018, có nhắc đến mấy câu cách ngôn này của Phan Khôi lúc sinh thời. Không biết ông đặt câu cách ngôn ấy lúc nào, nhưng các người con lớn của ông đều đã được nghe ông đọc từ khi họ còn rất nhỏ. Mỗi khi công việc ông làm gặp khó khăn, thậm chí bị hỏng, bị thất bại, thì ông ngâm nga câu cách ngôn ấy. Sau này, các con ông, có người giải thích: ông đọc mấy câu ấy để tự trấn an, xốc lại tinh thần, tiếp tục công việc với quyết tâm lớn hơn, kỳ cho đến thành công mới thôi; người khác thì cho rằng: gặp việc thất bại, ông đọc mấy câu đó để có thời gian cho đầu óc trở lại thăng bằng trước áp lực của công việc đến từ nhiều phía, trước khi nghĩ ra một giải pháp tối ưu nào đấy. Cách giải thích nào nghe cũng có lý, vì trong thực tế, quả là câu cách ngôn ấy đã giúp ông bình tĩnh vượt qua các thất bại để tiếp tục công việc một cách tốt hơn

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

TÔI VỚI THẦY TÔI - PHAN KHÔI
TÔI VỚI THẦY TÔI - PHAN KHÔI
TÔI VỚI THẦY TÔI - PHAN KHÔI
TÔI VỚI THẦY TÔI - PHAN KHÔI

Giá PINETWORKDEFI

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNhà Xuất Bản Đà Nẵng
Ngày xuất bản2021-07-12 00:00:00
Loại bìaBìa mềm
Số trang243
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Đà Nẵng
SKU7567029808048
Liên kết: Tẩy tế bào da chết mật ong đường đen Smart Peeling Honey Black Sugar Scrub (120ml)