Xuất bản lần đầu tiên năm 1956, Giới Tinh Hoa Quyền Lực là tác phẩm kinh điển về khoa học xã hội và phê bình xã hội của nhà xã hội học uy tín C. Wright Mills. Qua những phân tích toàn diện và phê bình sắc sảo, tác phẩm chỉ ra rõ cấu trúc quyền lực tại Mỹ là đi theo mô hình ba gọng kìm ăn khớp chặt chẽ với nhau, bao gồm: giới quân sự, giới doanh nghiệp và giới chính trị.
Trong lần tái bản năm 2000, Alan Wolfe đã cập nhật và minh họa thêm những thay đổi diễn ra từ năm 1956 ở phần Lời bạt. Đồng thời, Wolfe cũng khám phá các dự báo mà trước đây chưa nói tới, luận bàn về những thay đổi cơ bản trong chủ nghĩa tư bản Mỹ, từ sự cạnh tranh toàn cầu căng thẳng tới những thay đổi công nghệ nhanh chóng và thị hiếu thường thay đổi của người tiêu dùng.
Không đơn thuần mô tả chính xác thực tại nước Mỹ vào thời điểm cuốn sách ra mắt, Giới Tinh Hoa Quyền Lực còn phân tích tính dân chủ của xã hội Mỹ trên thực tế trong tương quan với lý thuyết – một vấn đề đến nay vẫn nguyên tầm quan trọng và gợi nhiều suy tư xa hơn về tương lai cho các thế hệ độc giả.
------
"Giới Tinh Hoa Quyền Lực là tác phẩm pha trộn giữa báo chí, xã hội học và sự phẫn nộ về đạo đức… Mills không đơn thuần gắn thêm một miếng ghép vào bức tranh mô tả các nhóm thiểu số nắm quyền bằng bộ công cụ nghiên cứu xã hội học thông thường, mối quan tâm chính của ông là phát triển lý thuyết về việc quyền ra quyết định trong xã hội Mỹ nằm trong tay nhóm người nào, như thế nào và nó được thực hiện ra sao." (Dennis H. Wrong)
"Một tác phẩm kinh điển… nghiên cứu đầy đủ và toàn diện đầu tiên về cấu trúc và sự phân bổ quyền lực ở Mỹ, được ra đời dưới ngòi bút của một nhà xã hội học, với mọi lý thuyết và phương pháp xã hội học hiện đại." (Contemporary Sociology)
"Trong phạm vi cuốn sách, C. Wright Mills đã đề cập và đưa ra lời giải thích hợp lý cho một số khía cạnh đặc trưng nhất của đời sống nước Mỹ hiện đại. Mills liên kết sự thờ ơ chính trị với sự thiếu định hướng của phần lớn người dân với các phương tiện giải trí được ưa chuộng thời đó: radio, phim ảnh và truyền hình. Bản thân ý kiến của ông về “sự suy thoái đạo đức mang tính cấu trúc” đặc biệt xác đáng trong thời kỳ điểm khác nhau giữa giảm thuế (hợp pháp) và trốn thuế chỉ nằm trên lý thuyết; bảng kê chi phí thường có mùi tham ô; các chính trị gia thấy cần “vượt lên trên nguyên tắc”. Ngoài ra, Giới Tinh Hoa Quyền Lực có thể được coi là bản phân tích chi tiết nhất về giới triệu phú Mỹ đương thời. Tóm lại, đây là một cuốn sách hợp thời vừa có tính dẫn đường vừa khơi gợi tư duy." (Calvin Woodard, Louisiana Law Review)
Trích đoạn hay:
Nền kinh tế – một thời gồm rất nhiều đơn vị sản xuất nhỏ lẻ phân tán trong trạng thái cân bằng tự phát – nay bị thống trị bởi vài ba trăm công ty khổng lồ, gắn kết chặt chẽ về hành chính và chính trị, cùng nắm giữ chìa khóa của các quyết định kinh tế. Trật tự chính trị, một thời là một tập hợp phân quyền của vài chục bang với liên kết yếu, đã trở thành một cơ quan hành pháp tập trung nắm trong tay nhiều quyền lực trước đây bị phân tán và nay len lỏi vào mọi ngóc ngách của cấu trúc xã hộật tự quân sự, một thời là một tổ chức mong manh trong bối cảnh thiếu lòng tin trước lực lượng dân quân bang, đã trở thành đặc trưng lớn nhất và đắt giá nhất của chính phủ, và mặc dù rất giỏi khoác bộ mặt quan hệ công chúng dễ thương, nhưng giờ đây lại có năng lực dữ tợn và khó coi trong một khu vực quan liêu rùa bò.
Sự thật về bản chất và quyền lực của giới tinh hoa không phải là loại bí mật mà người trong cuộc biết nhưng không nói. Những người này có các lý thuyết hoàn toàn khác nhau về vai trò của mình trong chuỗi sự kiện và quyết định. Họ thường không chắc về vai trò của mình, và thậm chí để nỗi sợ hãi và niềm hy vọng ảnh hưởng đến việc đánh giá về quyền lực của chính mình. Bất kể quyền lực thực tế lớn tới mức nào, họ có xu hướng ý thức về nó kém sâu sắc hơn về sự chống đối của người khác khi họ sử dụng nó.
“Khủng hoảng” là một thuật ngữ mang nghĩa xấu, vì quá nhiều người ở vị trí cao viện vào nó để che giấu những chính sách và việc làm khác thường của họ; thực tế là chính sự thiếu vắng các cuộc khủng hoảng là đặc tính chủ yếu của tình trạng suy thoái đạo đức ở cấp cao hơn. Vì khủng hoảng đích thực liên quan đến tình huống trong đó mọi người nói chung được giới thiệu các giải pháp thực sự mà ý nghĩa đạo đức của nó rõ ràng được mở rộng cho tranh luận công khai. Suy thoái đạo đức cao hơn, việc suy yếu các giá trị cũ hơn nói chung và cách tổ chức vô trách nhiệm không liên quan đến bất kỳ cuộc khủng hoảng công khai nào; trái lại, chúng là những vấn đề về một sự thờ ơ đang lan rộng và một sự mọt ruỗng thầm lặng từ bên trong.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà Xuất Bản Thế Giới |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 566 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Thế Giới |
SKU | 7633734583628 |
quân vương alexander đại đế ngoại giao những cuộc chinh phạt của alexander đại đế bàn về tự do henry kissinger văn kiện đại hội đảng lần thứ 13 hồ chí minh chính trị cộng hòa - plato quyền con người tương lai của quyền lực tủ sách tinh hoa nxb tri thức lý quang diệu quan hệ quốc tế plato chính trị luận cộng hoà võ nguyên giáp sách chính trị zarathustra đã nói như thế địa lý bàn cờ lớn bàn về chính quyền kính tế vĩ mô iliad odyssey người bà tài giỏi vùng saga obama alain de botton