Triết Học Của Tự Do
Tên gọi của cuốn sách này đòi hỏi phải được giải thích rõ. Triết Học Của Tự Do ở đây không có nghĩa là nghiên cứu vấn đề về tự do như một trong các vấn đề của triết học, tự do ở đây không có nghĩa là khách thể. Triết học của tự do ở đây có nghĩa là triết học của những người tự do, là triết học xuất phát từ tự do, trái ngược với triết học của nô lệ, với triết học xuất phát từ tính tất yếu, tự do có nghĩa là trạng thái của chủ thể đang triết lí. Triết học của tự do là triết học tôn giáo, là triết học trực giác, là triết học của những người con đẻ, chứ không phải là triết học của lũ con nuôi. Kim chỉ nam của cuốn sách này xuất phát từ tự do ngay từ đầu, chứ không dẫn tới tự do ở cuối. Không nên rút tự do ra từ bất kì cái gì, tự do chỉ có thể hiện diện ngay từ đầu ở trong nó. Cũng không nên rút ra sự thật về Chúa, nó mở ra trong ánh chớp, nó được đem lại toàn bộ trong Mặc khải. Niềm tin bất di bất dịch, không lay chuyển rằng, sự thật được đem lại trong trực giác thần bí, rằng không nên tiến lên, không nên vươn xa nếu không có điểm tựa là thành trì của Chúa, không có sự trợ giúp là hồng ân, khi bị bỏ rơi và cô độc, bị chia cắt với linh hồn thế gian, - niềm tin này quy định cách thức trình bày cuốn sách này. Cuốn sách này chủ ý sử dụng phương pháp xuất phát, chứ không phải phương pháp đi đến, xuất phát từ những gì đã được Mặc khải, đã nhìn thấy như ánh sáng, chứ không phải đi đến cái vẫn chưa được Mặc khải, chưa nhìn thấy và chìm đắm vào bóng tối. Mọi nhà tư tưởng thần bí đều đi theo con đường này; ví dụ, người có tinh thần gần gũi với tôi là Franc Baader đã đi như vậy. Triết học Kitô giáo, hay thần trí luận (теософия), trong cuốn sách này không đặt kì vọng vào “tính khoa học” mà vào tính chân thực. Kì vọng này có cơ sở của nó là sự thật không phải do tôi bịa đặt và khám phá ra, vì tôi truyền bá Kitô giáo. Tính khoa học không phải là tiêu chí duy nhất, tiêu chí tối hậu về tính chân thực.
Thiết nghĩ, cuốn sách này có sự thống nhất nội tại và tính nhất quán nội tại, mặc dù không có đủ sự thống nhất bên ngoài và sự nhất quán bên ngoài. Các phần của cuốn sách này được viết ở những thời gian khác nhau và nhiều đoạn đã được đăng tải trên “Các vấn đề triết học và tâm lí học”. Bây giờ, các đoạn này được chỉnh sửa, một số phần mới được viết, và được đưa vào một cuốn sách không có hệ thống nhưng phản ánh một trực giác trực quan và thụ cảm quan triết học tôn giáo về thế giới. Tôi sẽ vui mừng, nếu cuốn sách này làm gay gắt hơn nữa hàng loạt vấn đề triết học tôn giáo mang tính thời sự trong ý thức hiện đại, đặc biệt là trong ý thức của những người bắt đầu đi theo con đường tôn giáo thần bí. Bây giờ không phải là thời gian xây dựng các hệ thống hoàn tất và có luận cứ. Bây giờ, triết học tôn giáo phải là biểu hiện và sáng tạo của cuộc sống. Bây giờ, tính kì quặc của triết lí có thể phản ánh đúng tính antinomia của đời sống tôn giáo.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | NXB Tri Thức |
---|---|
Ngày xuất bản | 2016-07-30 00:00:00 |
Kích thước | 16 x 24 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 314 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tri Thức |
SKU | 2610830656643 |
quân vương alexander đại đế ngoại giao những cuộc chinh phạt của alexander đại đế bàn về tự do henry kissinger văn kiện đại hội đảng lần thứ 13 hồ chí minh chính trị cộng hòa - plato quyền con người tương lai của quyền lực tủ sách tinh hoa nxb tri thức lý quang diệu quan hệ quốc tế plato chính trị luận cộng hoà võ nguyên giáp sách chính trị zarathustra đã nói như thế địa lý bàn cờ lớn bàn về chính quyền kính tế vĩ mô iliad odyssey người bà tài giỏi vùng saga obama alain de botton