“Lý luận triết học chính là di chuyển thận trọng thông qua tư duy lý tính (rational argument) giữa những khẳng định cực đoan tuyên bố đã bóc trần chân dung thực tại. Chính trong lúc di chuyển như thế triết gia nhận ra tính hữu hạn căn bản trong tri thức nhân loại: tri thức tuyệt đối là một giấc mộng xa vời và nguy hiểm, vì nó loại trừ khả năng hoài nghi và tra vấn, dễ dẫn đến thái độ độc đoán, cực quyền, nhưng chủ nghĩa tương đối (relativism), bất chấp những ưu điểm mang tính khoan dung của nó, cũng có nguy cơ đẩy con người vào sự u mê, thụ động, chấp nhận tất cả những gì đang có sẵn, đang tồn tại, vì đã từ khước ngay từ đầu cuộc hành trình đi tìm chân lý, và như thế đánh mất cả tiềm năng chuyển hóa và làm mới thực tại”.
“Nếu định nghĩa triết học là những hệ thống tư duy có ngành ngọn, có truyền thống, nối tiếp nhau tranh luận vể một số chủ đề nào đó nhất định (duy tâm, duy vật, vũ trụ luận, siêu hình học, bản thể luận, lôgíc học, ) mà chúng ta chứng kiến ở thế giới phương Tây như triết học Hy Lạp, triết học Kinh viện thời Trung cổ, triết học Phục Hưng, triết học Khai Sáng, cho đến triết học hiện đại, hậu hiện đại… thì quả tình là Việt Nam không có, không có tí ti gì cả. Ngay cả thuật ngữ triết học cũng là một thuật ngữ mới toanh do Nhật Bản dịch lại từ ngôn ngữ phương Tây (tetsugaku= chữ của Nishi Amane dùng để dịch chữ “philosophy” trong tiếng Anh) rồi sau đó được Trung Quốc mượn lại. Hình như cha ông chúng ta, cho dù có hấp thu triết học Trung Hoa trong một chừng mực nhất định, không hề khoái món này nên cũng không quan tâm thảo luận những vấn đề làm các triết gia phương Tây bỏ ăn bỏ ngủ để nghiêứu. Chẳng hạn một triết gia hiện tượng luận (phenomenologist) ở đâu bên Đức bỏ mất một tuần lễ để tự hỏi xem cái “hộp thư” (mailbox) là “cái gì”, nhưng hình như cuối cùng ông ta cũng thất bại, không biết “hộp thư” là cái gì”.
“Tuy truyền thống văn hóa Việt Nam không sở hữu một hệ thống tư duy triết học theo nghĩa philosophia của Hi Lạp (vì Heidegger đã khẳng định tư duy triết học có nghĩa là song thoại với tư tưởng Hi Lạp) và Lê Quý Đôn hay Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, không hề suy nghĩ theo phong cách của Platon, Aristote, Kant, hay Hegel, nhưng chắc chắn Việt Nam, giống như bất kì quốc gia nào khác, cũng có truyền thống tư tưởng, được xác định thông qua các phương tiện hết sức đa dạng như văn học, thi ca, ca dao, tục ngữ, các định chế xã hội, pháp lý, và nhất là tôn giáo (Khổng, Lão, Phật)”.
“Mục đích chính của việc nghiên cứu triết học lịch sử là cứu thoát não trạng thông thường của chúng ta thoát ra khỏi căn bệnh duy sử (historicism). Người mắc bệnh duy sử cho rằng có tồn tại những chân lý lịch sử hoàn toàn chính xác, khách quan, giống như những sự kiện khoa học, và bất cứ lúc nào con người cũng có thể sử dụng như những điểm qui chiếu chắc chắn trong nhận thức lịch sử. Các chân lý hay sự kiện lịch sử này, theo nhãn quan duy sử, tồn tại hoàn toàn độc lập với diễn giải của sử gia. Sử gia, theo quan điểm này, chỉ là người làm công tác phát hiện ra các sự kiện hay chân lý lịch sử mà thôi. Thật ra hầu hết các sử gia khi tiến hành công việc chuyên môn của mình cũng đều tin tưởng như vậy. Nghiên cứu triết học lịch sử chúng ta sẽ thấy rằng chân lý lịch sử không thể tách rời khỏi sự diễn giải của một sử gia hay một cộng đồng các nhà nghiên cứu lịch sử. Sử gia đóng một vai trò tích cực và quan trọng trong việc kiến lập các sự kiện lịch sử”.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Cty Cửu Đức |
---|---|
Loại bìa | Bìa cứng |
Số trang | 788 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội |
SKU | 1289302920229 |
bàn về tự do hồ chí minh tủ sách tinh hoa nxb tri thức sự an ủi của triết học lược sử triết học lịch sử vú osho zarathustra đã nói như thế chủ nghĩa khắc kỷ dịch học tinh hoa trò chuyện với vĩ nhân triết học hiện sinh luân lý học hiểu hết về triết học chúng ta sống bằng ẩn dụ chuyện phiếm sử học khắc kỷ phê phán lý tính thuần túy carl jung triết học bản đồ tâm hồn con người của jung bí ẩn nữ tính nhập môn triết học phương đông thuật xử thế của người xưa phật học tinh hoa thu giang nguyễn duy cần thuật tư tưởng cái dũng của thánh nhân bách gia tranh minh đúng việc