Triết lý và tư tưởng triết học của Lão Tử trong Đạo đức kinh - Phạm Văn Chung - (bìa mềm)

Thương hiệu: Phạm Văn Chung | Xem thêm các sản phẩm Triết Học của Phạm Văn Chung
1. Tác giảPhạm Văn Chung sinh năm 1957 tại Thái Bình. Học tại Khoa Triết học - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khóa 1977-1982. Làm giảng viên tại Khoa Triết học Trường Đại học Tổng hợp (nay là Đại học...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Triết lý và tư tưởng triết học của Lão Tử trong Đạo đức kinh - Phạm Văn Chung - (bìa mềm)

1. Tác giả

Phạm Văn Chung sinh năm 1957 tại Thái Bình. Học tại Khoa Triết học - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khóa 1977-1982. Làm giảng viên tại Khoa Triết học Trường Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) từ năm 1983 đến năm 2017. Các cuốn sách chính đã xuất bản: Triết học Mác về lịch sử (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, 2006), Giáo trình Lịch sử triết học Mác (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014, 2015), Friedrich Nietzsche và những suy niệm bên kia thiện ác (Nxb Tri thức, Hà Nội, 2018). Hiện ông vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu triết học.

2. Tác phẩm

Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo là ba dòng phái tinh thần-tư tưởng rất lớn, mà cội nguồn sâu xa của chúng gắn chặt với những cái tên đã rất quen thuộc là Phật, Khổng, Lão, không ngừng chảy một cách âm ỉ, nhiều khi bùng lên rất mãnh liệt trong văn hóa phương Đông. Những dòng chảy ấy có khi tách riêng ra, nhưng nói chung thường kết hợp, quyện hòa vào nhau rất chặt chẽ, đã và đang ảnh hưởng sâu sắc, rộng lớn đến đời sống con người phương Đông và có thể cả những khu vực khác của thế giới, cả về tinh thần và hiện thực. Bởi vậy, ở Việt Nam ta thường nghe cụm từ “tam giáo đồng nguyên” nói về mối liên hệ chặt chẽ của ba dòng chảy tinh thần-tư tưởng này. Quả thực, khó có thể nói đến văn hóa phương Đông, đến sự hiểu biết và cả sự trải nghiệm nó mà lại thiếu đi một trong ba di sản đặc trưng lớn lao này. Tuy vậy, vào thời điểm hiện nay, thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, rất cần phải thấy rằng những ảnh hưởng của các dòng phái tinh thần-tư tưởng nói trên phần lớn vẫn mang tính tự phát, ở chỗ nói chung người ta chưa thật hiểu, do đó chưa thật sự làm chủ những di sản ấy, trái lại nhiều khi còn hiểu chúng theo tính chất rất bề ngoài, mơ hồ, thậm chí lệch lạc, tuyệt đối hóa, bị những hạn chế, những mặt tiêu cực của chúng chi phối, dẫn đến những vận dụng và ứng xử tiêu cực, thái quá trong đời sống. Điều này làm cho những bộ phận không nhỏ người phương Đông, trong đó có Việt Nam, khó có thể nhìn ra và phát huy những giá trị văn hóa thực sự của mình, đồng thời khó có thể nói đến việc học hỏi một cách nghiêm túc những nền văn hóa khác để bổ sung, phát triển hơn. Song, đặt thực trạng với nguyên nhân là những hiểu biết nói trên vào chính bối cảnh ngày nay, khiến chúng ta thấy, một mặt rất khó có thể trách cứ lịch sử, mặt khác dường như đang có cơ hội để thực sự hiểu đúng những di sản văn hóa lớn lao. Do đó, nhiều năm nay, tôi đã quan tâm nghiên cứu các di sản văn hóa lớn lao này, đặc biệt tập trung nghiên cứu Đạo giaNho gia và xin được trình bày trước hết kết quả nghiên cứu tư tưởng Lão Tử.

Lão Tử, một con người mà lai lịch cuộc đời, sự nghiệp có nhiều điều còn nghi hoặc, thậm chí được xem như một truyền thuyết. Đạo đức kinh, một cuốn sách có xuất xứ và nội dung còn gây nhiều tranh cãi và có lẽ còn những điều không bao giờ có lời giải cuối cùng. Nhưng sự tồn tại đồng thời giữa cái hư và cái thực dường như là một nghịch lý tự nhiên của lịch sử tư tưởng cổ đại nói chung. Cho nên, theo dòng thời gian hơn hai ngàn năm nay, dù không tránh được phải nêu lên những sự thật không tách rời, chứa đựng cả những cái hư, cái khó và cái không thể xác định, người ta vẫn bàn về Lão Tử, về cuốn Đạo đức kinh như một sự thật hiển nhiên. Dù muốn hay không, người ta vẫn thấy trên thực tế tư tưởng Lão Tử đã ghi một dấu ấn hết sức sâu đậm và có sức ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống con người, xã hội Trung Quốc-phương Đông và có thể cả nhân loại cả về những mặt giá trị, tích cực và hạn chế cũng như những mắt tiêu cực của nó. Nhưng cùng với quá trình ấy thì những cuộc tranh cãi về nội dung, ý nghĩa tư tưởng Lão Tử vẫn không ngừng diễn ra theo xu hướng ngày càng đúng, sâu sắc và toàn diện hơn, căn cứ vào những yêu cầu, điều kiện và khả năng thực tế của mỗi giai đoạn lịch sử.

Người ta có thể quên nhiều điều trong Đạo đức kinh, nhưng có lẽ bất cứ ai đã yêu thích, từng đọc sách này đều khó có thể không biết đến hoặc khó có thể quên những câu nói nổi tiếng trong sách này như “Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh” và “Vô vi nhi vô bất vi”, Nhưng biết, nhớ những câu nói nổi tiếng ấy để ít nhiều có thể sẻ chia trong giao tiếp, ít ra có cái để quan tâm hơn đến các giá trị, ý nghĩa cuộc đời, là một chuyện, còn hiểu thấu, nắm được tinh thần những câu nói ấy, toàn bộ nội dung tư tưởng của Đạo đức kinh lại là một câu chuyện khác, hơn thế rất khác. Lão Tử từng chia sẻ: “Thượng sĩ văn đạo, cần nhi hành chi; trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong; hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu, bất túc dĩ vi đạo”. Có nghĩa là: “Bậc thượng sĩ [sáng suốt] nghe đạo [hiểu được] thì gắng sức thi hành đạo; kẻ tầm thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ; kẻ tối tăm nghe đạo [cho là hoang đường] thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa”. Giáo huấn rõ ràng và chí lý này của Lão Tử về Đạo khiến chúng ta, trước hết là những người quan tâm, đặt cho mình nhiệm vụ là phải nắm được, hiểu thấu bản chất của tồn tại nói chung, của đời sống con người, kiếp người và ý nghĩa của nó không khỏi băn khoăn rằng liệu ta đã đạt đến tầm vóc của “bậc thượng sĩ” [thực sự sáng suốt] để thực hiện trọng trách này và như thế cũng tức là đã có khả năng để hiểu được con người và tư tưởng Lão Tử về Đạo chưa?

Có một điều rất đặc biệt trong lịch sử con người là ở chỗ, sau khi làm ra lịch sử của mình, nhiều khi nó phải “quay trở lại” khám phá những “bí mật” do chính mình tạo ra, có thể là ưu điểm, giá trị hoặc hạn chế, khiếm khuyết, thậm chí sai lầm, hoặc bao gồm cả hai phương diện ấy, chẳng khác gì khám phá những “bí mật” của tự nhiên vốn tồn tại từ trước khi con người xuất hiện. Không những thế, sự khám phá những “bí mật” này còn trải dài theo lịch sử, cho đến khi về cơ bản nó đã có đủ những khả năng và điều kiện cần thiết cho việc ấy. Tư tưởng Lão Tử trong Đạo đức kinh thuộc loại “bí mật” như thế và điều quan trọng đối với chúng ta là cần trả lời cho được câu hỏi: “Cái ‘bí mật’ thực sự của tư tưởng Lão Tử là gì?”. Không thể phủ nhận được rằng xưa nay, theo lối tách riêng từng quan niệm, luận điểm, từng chương của Đạo đức kinh, người ta đã từng có những lời giải đáp đúng, sâu sắc và hay, có khi rất sâu sắc, rất hay về chúng, trong đó nổi bật là những kiến giải tư tưởng của Lão Tử về Đạo, về Vô vi. Nhưng điều đó chưa có nghĩa là “bí mật” thực sự của tư tưởng Lão Tử đã được khám phá. Bởi vì, việc khám phá ra “bí mật” của tư tưởng Lão Tử là ở chỗ giải đáp được thực chất nội dung mối liên hệ giữa các tư tưởng của ông, nhất là về Đạo và về Vô vi, hay về nội dung, bản chất và ý nghĩa tư tưởng của ông trong tính toàn vẹn, tổng thể, ở logic nội tại của nó.

Như mọi siêu hình học, triết học nhân sinh, những vấn đề mà tư tưởng Lão Tử đặt ra liên quan đến sự tồn tại nói chung, đến đời sống con người, kiếp người, nhưng chúng có tính đặc thù, độc đáo của siêu hình học, triết học Trung Quốc-phương Đông cổ đại. Như thế có nghĩa là việc giải đáp nội dung, bản chất và ý nghĩa tư tưởng Lão Tử không chỉ là làm sáng tỏ nội dung, bản chất, ý nghĩa chung của nó, mà nhất là còn phải chỉ ra tính đặc thù, riêng biệt, thậm chí là rất độc đáo, đặc sắc về nội dung, bản chất, ý nghĩa ấy của nó. Nhưng cần hiểu rằng một sự vật hay một phương diện, thành phần nào đó của tồn tại không thể “tự nó” thực hiện một sự so sánh với chính nó “để thấy” sự khác biệt của nó đối với những sự vật, thành phần khác, trái lại, nó chỉ có thể tự hiểu mình dựa vào sự so sánh với những sự vật, đối tượng khác nó, thậm chí cao hơn nó về chất trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Nói cách khác và cụ thể hơn, phương Đông-Trung Quốc chỉ có thể thấy ra, tự thấy ra sự khác biệt cả về ưu điểm, giá trị và nhược điểm, hạn chế của nó trong so sánh với những nền văn hóa khác, nhất là với phương Tây. Nhưng sự so sánh này không phải bằng ý chí chủ quan, bằng việc tưởng tượng ra địa vị, trách nhiệm, thậm chí với sự kiêu ngạo của mình, mà dựa trên một quá trình khách quan với những yêu cầu, điều kiện, khả năng khách quan của nó.

Cho nên, việc trả lời cho câu hỏi “bao giờ ta có thể trở thành một con người có thể thực sự hiểu con người và tư tưởng Lão Tử?” chỉ có thể là quá trình không ngừng khám phá bản chất của tồn tại, của đời sống con người, kiếp người cho đến khi… Và điều tuyệt vời là dường như chúng ta đang đứng trước cơ hội để có thể trả lời đúng, sâu sắc và sáng tỏ hơn, hơn bao giờ hết, câu hỏi này, khi quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ như hiện nay. Đây là những quá trình mà con người, tư tưởng, văn hóa nói chung của nó ở tất cả các khu vực, lĩnh vực, chiều cạnh khác nhau đã và đang tương tác, thâm nhập, đan bện vào nhau rất toàn diện, sâu sắc và không ngừng. Đáng lưu ý là những quá trình này không phải hoàn toàn là tự phát, phi chủ thể, trái lại, với sự hiện diện của những chủ thể mới, toàn bộ quá trình này trên thực tế đã không tránh được việc tạo lập nên những cấu trúc lịch sử mới cả về tinh thần và hiện thực. Chính ở đây, trong các cấu trúc mới ấy, tùy theo mức độ của các tương tác có đủ lớn, mạnh hay không, mà những cái chung và riêng biệt cả về mặt tích cực và tiêu cực của chúng được bộc lộ ra hoặc phát huy tác dụng một cách rõ ràng, sâu sắc hoặc ít hoặc nhiều.

Theo đó, ta có niềm hy vọng lớn lao vào cuộc va chạm-so sánh giữa phương Tây và phương Đông và từ đó có thể tìm được lời giải đáp thật xác đáng nội dung, bản chất, ý nghĩa của tư tưởng Lão Tử. Vả chăng, những vấn đề, nhất là vấn đề căn bản được đặt ra trong nội dung tư tưởng Lão Tử liên quan đến lịch sử có tính toàn nhân loại chỉ có thể được giải quyết trong chính lịch sử ấy. Nói cách khác, khi thời đại đã đặt ra những yêu cầu mới, lớn hơn, cấp bách hơn đối với việc làm sáng tỏ thực sự nội dung, ý nghĩa của tư tưởng Lão Tử, thì nó cũng tạo ra cả những điều kiện, khả năng cả về nhận thức, tinh thần và thực tiễn, đặc biệt cả phương pháp cho việc giải đáp chúng.

Đã đành, con người phương Đông, cụ thể là người Trung Quốc và Việt Nam chúng ta rất đáng tự hào về nền văn hóa, cả cái chung cũng như cái riêng của mình. Nhưng hơn bao giờ hết, chúng ta cần hiểu đúng không chỉ những giá trị mà cả những hạn chế, nhất là phải dám nhìn thẳng vào những khuyết phạp, đặc biệt là những khuyết phạp căn bản của văn hóa chúng ta, để tìm cách khắc phục nó, từ đó mới có thể nắm vững, trân trọng và phát huy được những giá trị truyền thống quý báu. Đó là điều kiện, là cái cách tất yếu để chúng ta có thể bước vào con đường tiến bộ, phát triển chắc chắn, bền vững. Bởi vì, người ta sẽ rơi xuống vực thẳm đổ vỡ không thể tránh khỏi với những tai họa, hậu quả khôn lường, cũng có nghĩa là không thể bước tiếp, tiến lên, nếu cứ mãi mãi chỉ biết ngẩng mặt lên trời, cười và cười lớn. Thay vào đó, phải biết, phải có khả năng nhìn xuống đất, xuống chân mình, ngay dưới chỗ chân mình đang đứng khi có những điều kiện, cơ hội đang mở ra, thì mới có hy vọng! Chúng ta nghiên cứu tư tưởng Lão Tử trong Đạo đức kinh, khám phá “bí mật” thật sự của nó theo tinh thần như thế. 

***

Triết lý và tư tưởng triết học của Lão Tử trong Đạo đức kinh - (bìa mềm) - Giá bìa: 219.000đ

Tác giả: Phạm Văn Chung

Nhà xuất bản: NXB TRI THỨC

***

Hình thức: bìa mềm

Số trang: 390

Khổ: 13x20.5

Trọng lượng: 400gram

Năm phát hành: 2021

***

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hình ảnh sản phẩm

Triết lý và tư tưởng triết học của Lão Tử trong Đạo đức kinh - Phạm Văn Chung - (bìa mềm)
Triết lý và tư tưởng triết học của Lão Tử trong Đạo đức kinh - Phạm Văn Chung - (bìa mềm)
Triết lý và tư tưởng triết học của Lão Tử trong Đạo đức kinh - Phạm Văn Chung - (bìa mềm)
Triết lý và tư tưởng triết học của Lão Tử trong Đạo đức kinh - Phạm Văn Chung - (bìa mềm)
Triết lý và tư tưởng triết học của Lão Tử trong Đạo đức kinh - Phạm Văn Chung - (bìa mềm)
Triết lý và tư tưởng triết học của Lão Tử trong Đạo đức kinh - Phạm Văn Chung - (bìa mềm)

Giá KAMALA

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNXB Tri Thức
Ngày xuất bản2021-01-01 00:00:00
Loại bìaBìa mềm
Số trang390
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Tri Thức
SKU7535604360496
Liên kết: Kem lót Air Cotton Make Up Base SPF30 PA++ The Face Shop (35g)