TRUYỆN KIỀU Ở NAM BỘ
“Tiếng nào đã làm được văn không phải là tiếng tầm thường, người nào đã hay về văn cũng không phải là người tầm thường, đất nào đã có người hay văn lại không phải là đất tầm thường”. Văn bia do Hội Khai Trí Tiến Đức dựng năm 1942 tại Hà Nội là một trong nhiều, rất nhiều lời ca ngợi, tôn vinh Nguyễn Du và Truyện Kiều. Trước đây, bây giờ và sau này, chúng ta còn phải tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu về sức sống lan tỏa thiên thu bất tận của viên ngọc không tì vết: Truyện Kiều.
Lâu nay, đã có nhiều người đặt vấn đề từ bao giờ, Truyện Kiều du nhập vào phương Nam? Và, con người ở vùng đất này đã tiếp nhận, thưởng thức kiệt tác này như thế nào? Có lẽ nhà nghiên cứu Thuần Phong Ngô Văn Phát là người trước nhất trả lời câu hỏi này. Ông căn cứ vào ảnh hưởng của Truyện Kiều trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, thơ Phan Thanh Giản, tuồng Kim thạch kỳ duyên của Bùi Hữu Nghĩa… để chứng minh thời điểm đó. Có thể nói việc làm này khoa học, hợp lý và thuyết phục. Nay, trên cơ sở này, nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Phong đã mở rộng đề tài, đi vào chiều sâu với công trình nghiên cứu Truyện Kiều ở Nam Bộ (NXB TH TP.HCM-2021).
***
***
Đánh giá về học thuật, GS Nguyễn Văn Sâm cho rằng: “Quyển sách này, đặc biệt có giá trị ở chỗ đưa ra được nhiều tài liệu khó có, khó gặp liên quan đến Kiều. Phần phụ bản cũng là tài liệu quý về mặt văn bản rất hữu dụng cho bạn đọc tham cứu… Đây là một quyển sách thuộc về tư liệu mở đầu cho một khảo hướng mới về Truyện Kiều và ý thích chỉ đạo trong sự thưởng thức tác phẩm văn nghệ của người dân Nam Bộ, ít ra là từ nửa cuối thế kỷ 19 tới nửa đầu thế kỷ 20” (tr 5).
Qua đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Phong đã phân tích thấu đáo quá trình tiếp nhận Truyện Kiều theo “gu” của người miền Nam. Ta có thể nhìn thấy vài thông tin cần thiết, chẳng hạn, học giả Trương Vĩnh Ký là người đầu tiên phiên giải Truyện Kiều sang chữ Quốc ngữ (1875); học giả Huình Tịnh Của là người đầu tiên lấy các câu trong Truyện Kiều làm văn liệu khi biên soạn Đại Nam quấc âm tự vị (1895), nói như nhà nghiên cứu Thuần Phong Ngô Văn Phát: “mãi gần nửa thế kỳ sau, Hội Khai Trí Tiến Đức ở Hà Nội mới làm theo cụ trong bộ Việt Nam tự điển” …
Có một điều thú vị, khi vào miền Nam, cư dân nơi này đã thưởng thức Truyện Kiều không “đóng khung” trong phạm vi tác phẩm mà còn còn vận dụng qua nhiều hình thức nghệ thuật khác. Tập sách Truyện Kiều ở Nam Bộ đã có phân tích quan trọng “Cải biên, tái hiện Truyện Kiều ở Nam Bộ”; và đưa ra những văn bản quý ở thể loại phú, ca, tập án, tuồng hát bội, cải lương, hội họa… kể cả ảnh hưởng trong ca dao, dân ca… Với những tài liệu đươc hệ thống chỉn chu, một lần nữa, ta thấy sức sống của kiệt tác này ví như hạt mầm vĩ đại thừa sức biến hóa, thích ứng với bất kỳ tâm lý, tính cách… của cư dân mọi vùng miền, thậm chí, kể cả khi Truyện Kiều đến với các nền văn hóa khác ngoài nước Nam ta.
Tuy nhiên, có một điều khiến tôi phân vân, chưa rõ vì lý do gì, chỉ có thể thiếu tài liệu nên chưa thấy nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Phong đưa ra các văn bản mà các nghệ sĩ phương Nam đã vận dụng trong đàn ca tài tử, mà thời đó gọi là “Bài ca kiêm thời”, “Bài ca mới”. Tài liệu này, hiện nay Thư viện điện tử của Pháp còn lưu trữ một vài văn bản in từ năm 1912 - 1916, từ đó ta thấy một điều rất quan trọng trong tiến trình phát triển của nghệ thuật cải lương miền Nam: Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đã góp phần đặt nền móng từ thuở ban đầu, trước lúc “ca ra bộ”…
Điều này, GS Nguyễn Văn Sâm đã nhấn mạnh trong Lời Tựa: “Và tôi biết tinh thần đó vẫn có tiềm tàng khi nhìn thấy các bài ca tài tử và vọng cổ gần đây được viết bằng tư liệu Kiều vẫn được thưởng thức trên các băng tần phát sóng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long” (tr. 6). Mong rằng, khi công trình nghiêm túc, công phu này lúc tái bản cần bổ sung thêm, kể cả ảnh hưởng của Truyện Kiều đã được vận dụng trong trò chơi lô tô ở miền Nam vào đầu thập niên 1940, chỉ có ở miền Nam.
Vì rằng, chuyên đề Truyện Kiều ở Nam Bộ chưa dừng lại đây, vẫn còn tiếp tục nghiên cứu, do đó, sự bổ sung, đóng góp là lẽ thường tình. Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Phong, đó chính là lúc chúng ta cùng ý thức về kiệt tác Truyện Kiều: “Là một trong những thành tựu hiếm hoi của văn học miền Bắc được truyền đến Nam Bộ đương thời. Nó là chiếc cầu nối văn học giữa hai miền sau một thời gian dài bị chia cắt về địa lý lẫn văn hóa” (tr. 38). Và, Truyện Kiều ở Nam Bộ là công việc có tính chất “mở đầu” cần được ghi nhận một cách thỏa đáng.
Lê Minh Quốc.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TPHCM |
---|---|
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM |
SKU | 7392680247338 |
phấn khối hồ chí minh kinh dịch thu giang nguyễn duy cần thiên tài bên trái kẻ điên bên phải việt nam danh tác tây du ký câu chuyện nghệ thuật thi nhân việt nam truyện kiều thơ xuân diệu thơ xuân diệu anh em nhà karamazov nghệ thuật art chu văn sơn lý luận văn học văn học việt nam thơ haiku lí luận văn học nhà văn tứ thư phê bình văn học luận ngữ sách lí luận văn học ngôn từ ba đỉnh cao thơ mới để thành nhà văn thơ điệu hồn và cấu trúc