“Đó là những gương mặt lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyễn Bính, Tô Hoà Những tác phẩm này đặc biệt quý và có giá trị nhiều mặt mà muốn hiểu được nhất thiết phải đặt chúng vào trong toàn bộ các tác phẩm hồi ký, hồi ức của Vũ Bằng.
Những chân dung văn học được viết từ những hồi ức tập trung vào từng đối tượng cụ thể khác nhau, đó là những văn nghệ sĩ cùng thời - những chân dung trong trí nhớ. Khác với loại chân dung của một số tác giả khác viết về những người đang sống cùng thời, lại ở trong cùng một không gian địa lý với nhau, cùng sinh hoạt trong một nền văn học thuần nhất được gọi là chân dung trực họa, thì chân dung của Vũ Bằng tuy viết về những người cùng thời với ông, nhưng đa số là họ đã khuất, hoặc nếu còn thì cũng sống trong sự cách biệt hoàn toàn giữa hai miền Nam Bắc, tất yếu phải là Chân dung hồi ký.
Với riêng Vũ Bằng, ông quan niệm nhà văn cũng là con người, mà đã là con người thì bất kỳ ai cũng đều có mặt tốt mặt xấu, cái hay cái dở, “Người ta có phải là thánh đâu mà hoàn toàn” (Phong Di Vũ Đình Long, ông tiên trong động Tân Dân), và nhất là những người “có tài thì có tật” như một lẽ tiền định, phổ biến, ắt phải thế, như thể Trời chẳng cho không ai một cái gì trọn vẹn bao giờ (Nguyễn Tuân: đứa con nuông của Thiên Thần và Ác Quỷ; Cái tài, cái tật của Vũ Trọng Phụng; Chữ tài, chữ tật của Tản Đà). Chính từ một cách nhìn về nhà văn như vậy, lại được nhấn đậm thêm bằng một cái nhìn bè bạn, nên các chân dung hiện ra như những “người thường” (chữ dùng của ông trong bài Tưởng nhớ một bực thầy: Quan Thành Nguyễn Văn Vĩnh), với những chi tiết sinh hoạt đời thường… Đó chính là gương mặt cuộc sống chân thực nhất.
Nhưng Vũ Bằng cũng ý thức được một cách sâu sắc hơn ai hết rằng đã đành họ là những người thường, nhưng lại không giống những người thường đại trà bất kỳ nào ngoài đời sống, mà là người thường mang nghiệp văn chương - loại người được “văn tinh chiếu mệnh, chiếu thân”. Các chân dung đó đều được Vũ Bằng cảm nhận và thể hiện cùng một lúc trên cả hai tư cách: người thường và nghệ sĩ (thường nhân với văn nhân), cả hai luôn hòa thấm trong nhau, khó có thể tách bạch ra được. Và thế là, từ kho ký ức sống động và phong phú, các chất liệu được hồi sinh, tạo thành xương thịt, khí huyết cho chân dung hiện lên trên mặt giấy.
…Các chân dung văn học của Vũ Bằng đã cho người đọc hiểu thêm và cảm nhận rất rõ tình hình văn học cũng như không khí thời đại thuộc giai đoạn trước 1945, hoặc từ đó đến 1954 ở miền Bắc, và giai đoạn sau 1954 ở đô thị Sài Gòn. Qua Vũ Bằng và một số gương mặt khác, chúng ta thấy cần thiết hơn bao giờ hết là phải có một bộ lịch sử văn học thế kỷ XX toàn diện của một đất nước Việt Nam thống nhất”(Trích lời giới thiệu sách của PGS - TS Văn Giá)
Nhà văn, nhà báo Vũ Bằng (1913 -1984) - Tên thật: Vũ Đăng Bằng - Bút danh khác: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm.
Sinh tại Hà Nội trong một gia đình Nho học, quê gốc ở làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Vũ Bằng tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng. Năm 1954, được sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn hoạt động, để lại vợ và con trai ở Hà Nội.
Năm 17 tuổi, Vũ Bằng xuất bản tác phẩm đầu tay Lọ Văn. Từ thập niên 1930, lúc ông còn rất trẻ, đã là chủ bút tờ Tiểu thuyết thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gò Ông được đánh giá là một trong những nhà văn hoạt động sôi nổi nhất trong những năm 1930-1954.
Nhà văn Vũ Bằng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
Các tác phẩm chính:
• Lọ văn (tập văn trào phúng, 1931)
• Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết, 1937)
• Truyện hai người (tiểu thuyết, 1940)
• Để cho chàng khỏi khổ (tiểu thuyết, 1941)
• Bèo nước (tiểu thuyết, 1944)
• Cai (hồi ký, 1944)
• Chớp bể mưa nguồn (tiểu thuyết, 1949)
• Thư cho người mất tích (truyện dài, 1950)
• Mộc hoa vương (tiểu thuyết, 1953)
• Khảo về tiểu thuyết (biên khảo, 1955)
• Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960)
• Món lạ miền Nam (bút ký, 1969)
• Bốn mươi năm nói láo (hồi ký, 1969)
• Mê chữ (tập truyện, 1970)
• Nhà văn lắm chuyện (giai thoại, 1971)
• Những cây cười tiền chiến (1971)
• Thương nhớ mười hai (bút ký, 1971)
• Người làm mả vợ (tập truyện ký, 1973)
• Bóng ma nhà mệ Hoát (tiểu thuyết, 1973)
• Nước mắt người tình (tiểu thuyết, 1973)
• Tuyển tập Vũ Bằng (3 tập, NXB Văn học, 2000)
• Những kẻ gieo gió (2 tập, NXB Văn học, 2003)
• Vũ Bằng toàn tập (4 tập, NXB Văn học, 2006)
• Vũ Bằng - Các tác phẩm mới tìm thấy (Lại Nguyên Ân sưu tầm. NXB Văn hóa Sài Gòn, 2010)
• Hà Nội trong cơn lốc (NXB Phụ Nữ, 2010)
• Văn hó gỡ (NXB Phụ Nữ, 2012)
***
Bộ Bạn Văn Bạn Mình tuyển chọn những cuốn chân dung văn học đặc sắc. Từ cuốn sách phê bình văn học đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ, tới những cuốn sách có tư liệu hiếm, độc bản, lần đầu được công bố… Những câu chuyện vô cùng hấp dẫn và thú vị. Kho tư liệu dồi dào, bao quát về lịch sử văn chương.
Cùng tìm đọc bộ sách Bạn Văn Bạn Mình (10 cuốn):
Bạn Văn Bạn Mình: Đốt Lò Hương Cũ
Bạn Văn Bạn Mình: Chân Dung Văn Học
Bạn Văn Bạn Mình: Phê Bình Và Cảo Luận
Bạn Văn Bạn Mình: Hình Dung Và Tâm Tưởng
Bạn Văn Bạn Mình: Mười Chín Chân Dung Nhà Văn Cùng Thời
Bạn Văn Bạn Mình: Cây Bút Đời Người
Bạn Văn Bạn Mình: Những Gương Mặt
Bạn Văn Bạn Mình: Văn Thi Sĩ Hiện Đại
Bạn Văn Bạn Mình: Bạn Văn
Bạn Văn Bạn Mình: Văn Thi Sĩ Tiền Chiến
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | NXB Kim Đồng |
---|---|
Ngày xuất bản | 2021-07-01 00:00:00 |
Kích thước | 14 x 22.5 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 376 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Kim Đồng |
SKU | 8647574805170 |
phấn khối hồ chí minh kinh dịch thu giang nguyễn duy cần thiên tài bên trái kẻ điên bên phải việt nam danh tác tây du ký câu chuyện nghệ thuật thi nhân việt nam truyện kiều thơ xuân diệu thơ xuân diệu anh em nhà karamazov nghệ thuật art chu văn sơn lý luận văn học văn học việt nam thơ haiku lí luận văn học nhà văn tứ thư phê bình văn học luận ngữ sách lí luận văn học ngôn từ ba đỉnh cao thơ mới để thành nhà văn thơ điệu hồn và cấu trúc