Với chủ trương "Thổ nạp Á-Âu, điều hòa tân cựu", Nam Phong tạp chí một mặt mang khát vọng khơi dậy nền văn hóa, văn học của dân tộc; mặt khác, có mục đích tiếp thu tình hoa văn hóa, văn học của phương tầy, cụ thể là văn hóa, văn học Pháp để xây dựng một nền "quốc-học, quốc-văn" mới cho nước nhà hồi đầu thế kỷ XX. Tạp chí này đã tiếp nhận, phổ biến lý thuyết và định hướng thực hành cho các cây bút nước ta bắt tay vào sáng tác nhiều thể loại văn học mới; đồng thời cho dịch và đăng những bài nghiên cứu, lý luận, phê bình ngữ văn theo tư duy khoa học của phương Tầy. Ngay khi mới ra đời cũng như xuyên suốt thời gian xuất bản, Nam Phong tạp chí đã rất chú trọng đến thể "văn học-vấn", vì xét thấy "Văn tiêu-khiển ta đã có ít nhiều, nên vun trồng cho nảy nở thêm ra; văn học-vấn ta tuyệt-nhiên chưa có, phải gia-công mà xây-đắp cho thành". Thuật ngữ "văn học vấn" mà Phạm Quỳnh sử dụng và mong muốn xây dựng ở nước ta hồi đầu thế kỷ XX, chính là văn phê bình, nghiên cứu, lý luận văn chương. Một trong những dấu hiệu của một nền văn học hiện đại hóa được xác định chính là bởi có sự hiện diện của "văn học-vấn". Những bài "văn học-vấn" mà Nam Phong tạp chí cho đăng trong khoảng gần 18 năm tồn tại (từ tháng 7/1917 đến tháng 12/1934), là những bài viết mở đầu cho một thể loại văn mới, mà trước đây nền văn học của ta đang còn là một khoảng trống. Với hơn 100 bài văn nghiên cứu, lý luận, phê bình ngữ văn trên Nam Phong tạp chí, cùng với văn sáng tác, có thể khẳng định "văn học-vấn" trên Nam Phong tạp chí quả đã có thành tựu. Diện mạo và thành tựu của văn trên Nam Phong tạp chí bao gồm các thể loại ở khu vực "đầu nguồn" của quá trình hiện đại hóa văn học, trước đây cũng như hiện nay đã được ghi nhận.
Trong khoảng vài chục năm gần đây, có khá nhiều công trình mang tính chuyên luận và các bài báo nghiên cứu về văn trên Nam Phong tạp chí, đồng thời cũng đã có nhiều sách sưu tầm và giới thiệu các thể văn cùng các trước tác của học giả chủ bút Nam Phong Phạm Quỳnh trên tạp chí này đã được xuất bản. Chúng tôi cho rằng, nếu tiếp tục khai thác một cách triệt để những tài liệu về mảng văn học trên Nam Phong, chắc chắn chúng ta sẽ thu về được một số lượng không nhỏ văn bản văn học, góp phần nhận diện một cách khá đầy đủ về diện mạo và thành tựu của giai đoạn văn học đầu thế kỷ XX đến những năm 1930, giai đoạn mà chúng ta còn thiếu hụt rất nhiều về tư liệu văn học. "ở trong còn lắm điều hay" (Nguyễn Du-Truyện Kiều).
Do có đầy đủ 210 số của tạp chí Nam Phong, sau cuốn sách Đoản thiên tiểu thuyết, truyện ngắn trên Nam Phong tạp chí đã cho xuất bản năm 2013 nay chúng tôi tiếp tục sưu tầm và giới thiệu tất cả những bài nghiên cứu, lý luận, phê bình ngữ văn đã đăng trên tạp chí Nam Phong.
Những bài viết này đã nghiên cứu hầu hết các lĩnh vực của ngữ văn, như ngôn ngữ, văn tự, văn chương trong nước, văn chương nước ngoài từ cổ đại, trung đại đến hiện đại, phê bình, khảo cứu, lý luận văn học Trong số đó cũng có những bài được dịch hoặc biên dịch từ các bài viết của các tác giả nước ngoài. Có lẽ, vào thời kỳ mở đầu của một nền văn học mới, Nam Phong muốn làm phong phú thêm mảng nghiên cứu ngữ văn, đồng thời cũng là nhằm để các cây bút tiên phong về phê bình, lý luận và nghiên cứu ngữ văn của nước ta trước là để tham khảo, sau là để thực hành, chúng tôi cũng cho in trong sách này. Đây là những bài viết có tính học thuật rất cao của những nhà nghiên cứu uyên bác Hán học và lầy học, lại được ông chủ bút Phạm Quỳnh - một người có tri thức thâm viễn, lịch duyệt, biên tập thận trọng, nghiêm túc, nên giá trị khoa học của những bài viết này là rất sâu sắc, có sức sống dài lâu.
Về bố cục, chúng tôi lựa chọn cách sắp xếp theo thể loại và theo tiến trình thời gian. Với cách sắp xếp này, một mặt chúng tôi nhằm miêu tả tiến trình hình thành và phát triển cũng như diện mạo và thành tựu của loại hình văn lý luận, nghiên cứu và phê bình ngữ văn trên Nam Phong tạp chí; mặt khác, cách sắp xếp theo thể loại trong sách cũng nhằm góp phần giúp bạn đọc thuận tiện khi khảo cứu, sử dụng tư liệu. Song, chúng tôi cũng cho rằng, sự sắp xếp này chỉ là tương đối, vì các bài viết hên Nam Phong, giữa các thể loại, thời đó cũng chưa thật rạch rò Để tiện cho các nhà nghiên cứu theo dõi, tra cứu, chúng tôi củng lại có Phụ lục thống kê các bài viết ữong sách này theo tên tác giả để ở phần cuối sách.
Chúng tôi tự ý thức là sẽ rất hạn chế việc chú thích văn bản với những từ Hán-Việt, từ cũ, mà dành để quý độc giả cao minh tri thức khảo xét. Chúng tôi lại cũng giữ nguyên cách viết chính tả như trước đây của tạp chí này mà không tự ý sửa đổi, dẫu biết rằng sau hơn một trăm năm, văn tự và chính tả hiện đại của nước ta hiện nay đã đổi khác. Ví dụ như trong các trường hợp: tỉnh-sảo - tinh xảo, dảm bớt = giảm bớt, hưu-hắt = hiu hắt, chèo tường = trèo trường, làng Nhân-mục, Hà-nội = làng Nhân Mục, Hà Nội, Lại nữa.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Công Ty Cổ Phần Tri thức Văn Hóa Sách Việt Nam |
---|---|
Loại bìa | Bìa cứng |
Số trang | 1224 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội |
SKU | 6569986607244 |
phấn khối hồ chí minh kinh dịch thu giang nguyễn duy cần thiên tài bên trái kẻ điên bên phải việt nam danh tác tây du ký câu chuyện nghệ thuật thi nhân việt nam truyện kiều thơ xuân diệu thơ xuân diệu anh em nhà karamazov nghệ thuật art chu văn sơn lý luận văn học văn học việt nam thơ haiku lí luận văn học nhà văn tứ thư phê bình văn học luận ngữ sách lí luận văn học ngôn từ ba đỉnh cao thơ mới để thành nhà văn thơ điệu hồn và cấu trúc