Trong không khí chào mừng 88 năm Ngày thành lập Đảng và Xuân Mậu Tuất 2018; nhằm giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân tìm hiểu sâu hơn về sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, trong đó có vai trò rất quan trọng của người đứng đầu Đảng ta, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật trân trọng giới thiệu cuốn sách Vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, khó khăn nào cũng vượt qua của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cuốn sách gồm hơn 90 bài phát biểu, bài viết, bài nói, bài trả lời phỏng vấn quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư từ giữa năm 2015 đến hết năm 2017. Nội dung cuốn sách được sắp xếp theo bốn chủ đề:
Phần thứ nhất: Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo tổ chức thực hiện, đất nước ta đã có những bước tiến lớn: chính trị ổn định, kinh tế - xã hội phát triển khá, đời sống nhân dân được nâng cao, quốc phòng - an ninh được giữ vững, vị thế đất nước không ngừng được củng cố; dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Những thành quả đạt được cùng những bài học kinh nghiệm quý báu là tiền đề quan trọng về lý luận và thực tiễn để chúng ta vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục kiên trì, vững bước đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn.
Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 2 khóa XII (tháng 3-2016), Tổng Bí thư nhấn mạnh những nội dung cơ bản, toàn diện, xuyên suốt cả nhiệm kỳ khóa XII là: “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng, giữ vững bản chất cách mạng trong sáng của Đảng; xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị thật sự vững mạnh; tinh giản biên chế ở khu vực sự nghiệp công; làm tốt công tác cán bộ, nhất là ở cấp chiến lược; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế;”.
Để công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa thành công, Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục quán triệt đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc hơn nữa những quan điểm, chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội để nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, từng địa phương, bộ, ngành, lĩnh vực cụ thể. Thống nhất cao hơn nữa nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về vai trò của Nhà nước, thị trường và doanh nghiệp; về phát triển nhanh và bền vững; về hoàn thiện thể chế kinh tế gắn với đổi mới, kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước phát triển. Nhận thức và xử lý đúng đắn các nhân tố tạo thành động lực: hài hòa lợi ích; phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; phát huy nhân tố con người, vai trò của khoa học - công nghệ. Đây là những yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phần thứ hai: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt
Gần 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân giành được những thắng lợi vẻ vang. Đó chính là nhờ Đảng ta có bản lĩnh chính trị vững vàng; có lý luận tiên phong, đường lối chính trị đúng đắn; có sự phấn đấu không mệt mỏi, hy sinh quên mình của các thế hệ cán bộ, đảng viên; có tổ chức chặt chẽ, đoàn kết thống nhất cao và được Nhân dân hết lòng tin yêu, ủng hộ, bảo vệ, giúp đỡ.
Thực tế ở nước ta cho thấy, càng đi vào đổi mới, đi vào phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập lại càng cần phải có sự lãnh đạo của Đảng và coi trọng công tác xây dựng Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta. Trong nhiều bài phát biểu, bài viết, Tổng Bí thư đều chỉ rõ công tác xây dựng Đảng còn tồn tại không ít hạn chế, khuyết điểm: nhiều cán bộ, đảng viên thiếu tiên phong, gương mẫu, nể nang, né tránh, ngại va chạm; biểu hiện quan liêu, cửa quyền, xa dân; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được đẩy lùi; tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng; mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ xuất hiện ở nhiều nơi; việc đấu tranh chống các luận điệu sai trái, xuyên tạc còn bị động, thiếu sắc bén; năng lực và sức chiến đấu của không ít tổ chức cơ sở đảng còn thấp;
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4 khóa XII (tháng 10-2016), Tổng Bí thư đã thẳng thắn chỉ ra những nguy hại của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trong đó nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; thậm chí sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống thể hiện ở chỗ: sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, ham quyền lực; bè phái, cục bộ, mất đoàn kết; quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân.
Việc xử lý nhiều trường hợp cán bộ vi phạm vừa qua thể hiện sự nghiêm khắc, nhân văn, thấu tình đạt lý, tâm phục, khẩu phục, có tác dụng giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, phòng ngừa chung. Nhưng đây cũng là vấn đề mà Tổng Bí thư rất trăn trở: “Chúng ta rất nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nhân tình; không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình; trái lại, rất khổ tâm, đau xót”. Đó là những bài học để mọi cán bộ, đảng viên “tự soi, tự sửa, tự răn mình, tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng, tránh đi vào vết xe đổ, để tay nhúng chàm (và nếu đã trót ít nhiều nhúng chàm rồi thì sớm tự giác gột rửa)”. Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh: “Từ nay trở đi, bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại và củng cố lòng tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dâ Ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”.
Phần thứ ba: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
Xuyên suốt Phần thứ ba của cuốn sách là sự quan tâm sâu sắc, thường xuyên, liên tục của Tổng Bí thư đến tất cả các tổ chức, lực lượng, thành phần trong hệ thống chính trị, xã hội thông qua các chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư với các cấp, các ngành. Đối với ngành tư pháp, Tổng Bí thư trích lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phải nêu cao cái gương phụng công, thủ pháp, chí công vô tư cho nhân dân noi theo”. Đối với Công an nhân dân là phải “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân”. Với Quân đội nhân dân, cùng với Công an xây dựng “thế trận lòng dân”, “thế trận an ninh nhân dân”, phối hợp với đối ngoại nhằm xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cuộc sống yên bình cho nhân dân. Với Cựu chiến binh là “tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội và phổ biến, giáo dục pháp luậ, đề xuất các biện pháp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh”. Với Phụ nữ là phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam “thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ”. Với Thanh niên là: “Dù ở vị trí nào, làm công việc gì, tất cả đều có một mẫu số chung, tiêu chí chung: đó là thực sự đóng vai trò tiên phong, gương mẫu”. Với đội ngũ Trí thức, Tổng Bí thư tiếp tục khẳng định lại quan điểm của Đảng: “Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị”. Đối với Báo chí, “trong thời đại bùng nổ thông tin, nhà báo cách mạng lại càng phải có bản lĩnh cách mạng, giữ vững vai trò định hướng thông tin, đồng thời đáp ứng tốt nhất quyền thông tin của các tầng lớp nhân dân”. Đối với đội ngũ Văn nghệ sĩ, “cần bám sát hiện thực cuộc sống để sáng tạo, làm sao cho mỗi tác phẩm của mình phản ánh chân thực cuộc sống, làm sao cho người đọc sau khi gấp sách lại đều cảm thấy mạch đời đập dưới bìa sách như mạch máu đập dưới làn da”
Phần thứ tư: Chủ động, tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế
Đánh giá về kết quả công tác đối ngoại thời gian qua, phát biểu tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 29 (tháng 8-2016), Tổng Bí thư nhắc lại những nhận định tại Đại hội XII của Đảng: “Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu. Quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong ASEAN được củng cố. Đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều đối tác quan trọng. Hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, góp phần vào việc tăng cường nguồn lực cho phát triển, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chủ động, tích cực tham gia các công việc chung của cộng đồng quốc tế, các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước”.
Hiện nay, mặc dù còn có một số bất đồng do cách hiểu khác nhau về dân chủ, nhân quyền; về vấn đề Biển Đông, nhưng trên bình diện chung, ngoại giao Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn. Quan hệ với các nước láng giềng tiếp tục được củng cố. Việt Nam là đối tác chiến lược với 13 quốc gia, quan hệ đối tác chiến lược theo lĩnh vực với 02 nước và quan hệ đối tác toàn diện với 11 nước. Việt Nam cũng đảm nhiệm xuất sắc vai trò chủ nhà Năm APEC 2017.
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, thúc đẩy sức mạnh toàn diện và sức cạnh tranh tổng hợp với kinh tế là trung tâm, kết hợp hội nhập các lĩnh vực khác của đời sống xã hội theo lộ trình thích hợp, vừa hợp tác vừa đấu tranh, tránh đối đầ; “xây dựng một trường phái ngoại giao độc đáo, mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam mềm mại mà cứng cỏi, nhân ái mà quật cường, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người, thể hiện tâm hồn và khí phách của dân tộc Việt Nam” là phương châm chỉ đạo xuyên suốt của Tổng Bí thư trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cuốn sách Vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, khó khăn nào cũng vượt qua của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là công trình hệ thống lại sự lãnh đạo toàn diện, quyết liệt, sáng tạo nhưng cũng rất cụ thể, sát hợp với bối cảnh đất nước ta trong ba năm qua. Những bài phát biểu, bài viết, bài nói của Tổng Bí thư được trình bày trong bốn chủ đề của cuốn sách vừa là sự chỉ đạo trực tiếp, có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận, đồng thời cũng mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, qua đó thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm cao, tầm nhìn chiến lược, vĩ mô, sự trăn trở, tâm huyết và vai trò của người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Hàng chính hãng | Có |
---|---|
Công ty phát hành | An Nam Books |
Ngày xuất bản | 2023-06-28 10:31:39 |
Loại bìa | Bìa cứng |
Số trang | 690 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật |
SKU | 9877854207662 |
quân vương alexander đại đế ngoại giao những cuộc chinh phạt của alexander đại đế bàn về tự do henry kissinger văn kiện đại hội đảng lần thứ 13 hồ chí minh chính trị cộng hòa - plato quyền con người tương lai của quyền lực tủ sách tinh hoa nxb tri thức lý quang diệu quan hệ quốc tế plato chính trị luận cộng hoà võ nguyên giáp sách chính trị zarathustra đã nói như thế địa lý bàn cờ lớn bàn về chính quyền kính tế vĩ mô iliad odyssey người bà tài giỏi vùng saga obama alain de botton