Gạo lứt, còn gọi là gạo rằn, gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng.
* Thành phần dinh dưỡng: Thành phần của gạo lứt gồm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri.
Trường hợp gạo trắng trải qua quá trình xay, giã sẽ chỉ còn 77% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng mangan và hầu hết chất xơ bị mất đi. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận thấy, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84 mg magiê, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19 mg. Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh tim mạch.
Không giống như gạo trắng, sau quá trình xay hoặc giã đã làm mất đi một lượng đáng kể vitamin, chất xơ và mangan thì gạo lứt vẫn giữ được các axit béo không bão hòa, cùng với protein, tinh bột, khoáng chất và vitamin.
* Công dụng: Ngày nay, gạo lứt thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các vấn đề về sức khỏe như đau dạ dày, tiêu chảy, giun đường ruột, ứ nước, vàng da, bỏng, thiếu thiamin, chảy máu mũi, nôn ra máu, sốt, viêm, trĩ, liệt, vẩy nến,...Ngoài ra, nó cũng có vai trò như một chất kích thích sự thèm ăn, chất làm dịu, làm se vết thương hoặc làm thuốc bổ.
* Cách dùng: Chế khoảng 200ml nước sôi vào 3 muỗng cà phê bột gạo lứt. Đậy kín trong vòng 10 phút thì lấy ra uống. Bạn nên pha loãng, vì pha đặc như cháo sẽ rất khó uống. Bạn có thể cho thêm đường hoặc sữa thì sẽ dễ uống hơn.
* Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời chiều trực tiếp