Các cơ sở của số học là cuốn sách đầu tiên từ Thư Hiên Dịch Trường, nơi thai nghén sách vở Triết học tầm cao tới độc giả tầm cao. Ngay cả cuốn đầu tiên này cũng đầy chông gai cho bạn đọc.
Các cơ sở của số học được coi là tác phẩm triết học kinh điển của Gottlob Frege. Cuốn sách đại diện cho cuộc thảo luận triết học đầu tiên về khái niệm số trong nền văn minh phương Tây. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến những phát triển trong triết học toán học và bản thể học nói chung. Mối quan tâm chính của Frege là triết học toán học, và tác phẩm Các cơ sở của số học chính là một kiệt tác của ông trong lĩnh vực này. Frege bênh vực cho chủ nghĩa duy tâm của Platon, phản đối chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa duy tâm lí trong triết học toán học. Mục tiêu của ông là dựa trên các tiên đề logic để suy ra tất cả các định luật toán học. Nói cách khác, theo Frege, các định luật toán học đều bắt nguồn từ các quy luật logic. Các quy luật logic hoàn toàn khách quan, còn các hiện tượng tâm lí hoàn toàn chủ quan nên chúng không thể là nền tảng cho toán học được
Frege không đơn thuần là một nhà toán học khi ông đặt ra một câu hỏi theo truyền thống triết học Kant: các chân lý số học là tiên nghiệm hay hậu nghiệm? Chúng là những phán đoán phân tích hay tổng hợp? Lưu ý Frege đang sử dụng các thuật ngữ triết học của Kant, nhưng ông không đồng ý với quan điểm của Kant khi Kant cho rằng các mệnh đề toán học là các mệnh đề tổng hợp tiên nghiệm. Quan điểm của Frege là: các chân lý số học, bắt nguồn từ các tiên đề logic, hoàn toàn mang tính tiên nghiệm và phân tích, nghĩa là chúng không lệ thuộc vào kinh nghiệm, thậm chí chúng còn là nền tảng của kinh nghiệm.
“Về bản chất, tư duy là giống nhau ở khắp nơi: đâu có đúng rằng có những loại luật tư duy phù hợp cho những loại đối tượng khác nhau được nghĩ đến. Những khác biệt như thế có mặt chỉ cốt ở điểm này: tư duy thì thuần túy nhiều hơn hay ít hơn, phụ thuộc nhiều hơn hay ít hơn vào những ảnh hưởng tâm lí và vào những trợ giúp bên ngoài như từ ngữ hay chữ số, và cũng đến phạm vi nào đó trong cấu trúc tinh tế hay thô sơ hơn của các khái niệm hữu quan; nhưng chính ở phương diện này mà toán học khao khát vượt qua mọi khoa học khác, kể cả triết học”.
Triết học toán học còn là một chuyên ngành xa lạ trong thị trường triết học tại Việt Nam, vốn xưa nay vẫn chỉ tập trung vào Kant, Hegel, Marx, chủ nghĩa hiện sinh, hiện tượng học, chủ nghĩa hậu hiện đại, hay triết học Heidegger, thông diễn học Gadamer, giải cấu trúc Jacques Derrida. Dịch giả Huỳnh Duy Thanh có thể nói là một trong những người đầu tiên tại Việt Nam có công giới thiệu một mảng triết học rất khó nhằn, ngay cả với độc giả phương Tây, là triết học toán và logic, với các công trình phiên dịch Bertrand Russell trước đây. Kiệt tác này của Frege do anh khổ công chuyển ngữ là một đóng góp quan trọng vào kho tàng tư liệu triết học Việt Nam. Thư Hiên Dịch Trường xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc hết bài viết, Thư Hiên Dịch Trường chúc bạn có thể tìm được cho mình những cuốn sách phù hợp. Ngoài ra, Thư Hiên Dịch Trường cũng còn là một thư viện, sở hữu hơn 5,000 tựa sách tiếng Việt, 3,600 tựa sách tiếng Anh và hơn 1,000 tựa sách ngôn ngữ khác, đa dạng thể loại từ triết học, văn học, tôn giáo cho đến ngôn ngữ… Chúng mình rất vui được đón tiếp bạn!
***
CÁC CƠ SỞ CỦA SỐ HỌC - (bìa mềm) - Giá bìa: 170.000đ
Tác giả: Gottlob Frege
Dịch giả: Huỳnh Duy Thanh
Nhà xuất bản: NXB ĐÀ NẴNG
Nhà phát hành: THƯ HIÊN DỊCH TRƯỜNG
***
Hình thức: bìa mềm
Số trang: 246
Khổ: 14.5 x 20.5
Trọng lượng: 300gram
Năm phát hành: 2022
***
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội |
---|---|
Ngày xuất bản | 2022-05-25 00:00:00 |
Dịch Giả | Huỳnh Duy Thanh |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 246 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội |
SKU | 5181693548450 |
bàn về tự do hồ chí minh tủ sách tinh hoa nxb tri thức sự an ủi của triết học lược sử triết học lịch sử vú osho zarathustra đã nói như thế chủ nghĩa khắc kỷ dịch học tinh hoa trò chuyện với vĩ nhân triết học hiện sinh luân lý học hiểu hết về triết học chúng ta sống bằng ẩn dụ chuyện phiếm sử học khắc kỷ phê phán lý tính thuần túy carl jung triết học bản đồ tâm hồn con người của jung bí ẩn nữ tính nhập môn triết học phương đông thuật xử thế của người xưa phật học tinh hoa thu giang nguyễn duy cần thuật tư tưởng cái dũng của thánh nhân bách gia tranh minh đúng việc