Hệ Ghi Ý (Begriffsschrift – 1879) của Gottlob Frege là một trong những tác phẩm lẫy lừng nhất trong lịch sử logic học. Với tác phẩm này, bộ mặt của logic hình thức hiện đại được thành hình, và ngay cả hiện nay, ta cũng khó lòng hiểu được bằng cách nào mà chỉ một con người thôi lại có thể đạt được sự đa dạng về nội dung đột phá đến mức như vậy. Tuy nhiên, Hệ Ghi Ý, với tầm quan trọng như thế, gần như hoàn hảo như vậy, lại từng là một thất bại về xuất bản, bị hiểu sai và ghẻ lạnh (ngoại trừ Russell và Wittgenstein): có lẽ tác phẩm kinh điển này đã đi trước thời đại quá xa và phải mất rất nhiều năm để nó có thể bước vào lịch sử và được đón nhận nhờ những đóng góp không nhỏ qua các bài viết của Michael Dummet.
Thông tin tác giả
Gottlob Frege (1848-1925). Người sáng lập ra logic hình thức hiện đại, người khai sinh ra ngữ nghĩa học hiện đại. Với triết học ngôn ngữ, dù theo hay chống Frege, bạn không thể tránh được ni: người làm ra một chuyển hướng quan trọng sang ngôn ngữ. Ngoài ra, ni cũng được là cha đẻ của triết học phân tích, là một trong những tay làm triết có ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Phong cách lập luận của ni đã trở thành một kiểu mẫu cho phân tích triết học, những thành tựu kỹ thuật của ni là công cụ không thể thiếu trong logic và toán học.
Các tác phẩm lớn khác: Những cơ sở của Số học (1884), Những luật cơ bản của số học (2 tập, 1893/1903), Hàm và Khái niệm (1891), Về nghĩa và rép (1892).
Thông tin dịch giả
Dịch giả Trần Đình Thắng là người đầu tiên đem Wittgenstein tới Việt Nam một cách chính thức qua việc dịch và xuất bản cuốn Luận văn Logic-Triết học (NXB Đà Nẵng - Domino Books). Tác phẩm này được nhóm Vienna (với các nhà triết học M.Schlick, G. Bergmann, R. Carnap, K. Godel, F. W) xem như “kinh thánh”. Tuy nhiên, chính tác phẩm Những tìm sâu Triết học (Philosophical Investigations) mới là công trình mang lại Wittgenstein danh hiệu “Triết gia của những triết gia”.
Việc chuyển ngữ hai cuốn sách thứ hai của Wittgenstein đã là một việc dũng cảm, như dịch giả nói: “Thực sự, cả Luận văn Logic-Triết học lẫn Những tìm sâu Triết học đều rất khó hiểu đối với phần lớn người đọc bình thường, chưa kể những trở ngại về ngôn ngữ ký hiệu logic trong Luận văn Logic-Triết học và lối ngôn ngữ đời thường ngây thơ chết người trong Những tìm sâu Triết học. Luận văn Logic-Triết học và Những tìm sâu Triết học thuộc về các giai đoạn khác nhau trong tiến trình tư tưởng của Wittgenstein song Luận văn Logic-Triết học khá ngắn với khoảng 80 trang, được viết có hệ thống và mỗi câu được viêt dưới dạng một cách ngôn.”
Trần Đình Thắng đã miệt mài dịch Wittgenstein như một đam mê và thách thức bản thân. Từ việc dịch Luận văn Logic-Triết học đến Những tìm sâu Triết học, Trần Đình Thắng dường như đã mang tư tưởng của Wittgenstein đến Việt Nam một cách trọn vẹn. Bản dịch Những tìm sâu Triết học quả thực rất công phu với mục lục chi tiết hơn so với bản gốc, phân thành các chương cho phép người đọc dễ dàng tìm kiếm, bảng chỉ mục khá dài (gần 40 trang), bảng từ vựng đối chiếu Anh-Việt, Việt- Anh đủ làm cơ sở xây dựng từ điển Wittgenstein sau này.
Điều đặc biệt là Trần Đình Thắng đã hạn chế tối đa thuật ngữ Hán-Việt trong cuốn sách triết học này (đồng thời với việc xây dựng từ điển Wittgenstein), cách làm này chắc sẽ khiến người đọc ít nhiều ngỡ ngàng hoặc sốc.
Như nhà nghiên cứu Phạm Tấn Xuân Cao đã nhận xét: “Với tôi, đây là một ca rất hiếm trong việc chuyển ngữ các kinh điển triết học phương Tây về Việt Nam. Trước đây từng có dịch giả Nguyễn Quỳnh ở Mỹ, người cũng đã nỗ lực sử dụng tiếng Việt đến mức tối đa để chuyển ngữ Wittgenstein hay Husserl, nhưng phải đến Trần Đình Thắng, một tay dịch rất can đảm khi mà qua bản dịch đầu tiên tiến hành chuyển ngữ kiệt tác thời kỳ đầu của Wittgenstein đã cố gắng làm nên một bản dịch đậm chất tiếng Việt nhất có thể, và sự can đảm ấy, ở bản dịch dưới đây, không những góp phần hoàn thiện, về cơ bản, chân dung Wittgenstein ở Việt Nam, mà còn xác lập cả phong cách dịch khó có thể lẫn lộn vào đâu được ngay từ tiêu đề tác phẩm, dịch Untersuchungen ra thành “những tìm sâu” thì tôi bái phục."
Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu!
***
Hệ Ghi Ý: Một ngôn ngữ hình thức (được mô hình theo ngôn ngữ số học) biểu diễn tư tưởng ròng - Giá bìa: 190.000₫
Tác giả: Gottlob Frege
Dịch giả: Trần Đình Thắng
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Đà Nẵng, 2020
Hình thức: Bìa mềm, 16 x 24 cm, 232 trang, 250gram
***
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Domino Books |
---|---|
Ngày xuất bản | 2020-11-01 00:00:00 |
Dịch Giả | Trần Đình Thắng |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 232 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Đà Nẵng |
SKU | 4675713237909 |
bàn về tự do hồ chí minh tủ sách tinh hoa nxb tri thức sự an ủi của triết học lược sử triết học lịch sử vú osho zarathustra đã nói như thế chủ nghĩa khắc kỷ dịch học tinh hoa trò chuyện với vĩ nhân triết học hiện sinh luân lý học hiểu hết về triết học chúng ta sống bằng ẩn dụ chuyện phiếm sử học khắc kỷ phê phán lý tính thuần túy carl jung triết học bản đồ tâm hồn con người của jung bí ẩn nữ tính nhập môn triết học phương đông thuật xử thế của người xưa phật học tinh hoa thu giang nguyễn duy cần thuật tư tưởng cái dũng của thánh nhân bách gia tranh minh đúng việc